Thứ Ba,16/04/2024 14:51   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 1
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 1

Hội Sinh vật cảnh

Kỹ thuật nuôi cá cảnh 14/05/2015

  Cá cảnh đã và đang được rất nhiều người dân từ thành thị đến nông thôn, từ người già đến trẻ nhỏ đam mê yêu thích. Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, giúp mọi người thỏa mãn đam mê, thư giãn tại nhà, nó góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống trong thời đại công nghiệp hóa. Nuôi cá cảnh không chỉ giúp làm đẹp cho nhà mà còn có những ý nghĩa phong thủy nhất định. Những chú cá có một sức sống mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng được cho là mang lại vận may, thành công, trường thọ và cả tài lộc cho gia đình. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước, nuôi cá cảnh hiện nay còn tham gia thị trường xuất khẩu và mang lại ngoại tệ cho đất nước.

 
Sau đây là hướng dẫn kỹ thuật chọn cá, kỹ thuật nuôi cá từ việc xây bể nuôi cá, vị trí đặt bể nuôi, tiêu chuẩn và các chỉ tiêu về nước để nuôi cá, thức ăn và cách thức cho cá ăn, một số loại bệnh trên cá cảnh và cách chăm sóc điều trị, kỹ thuật nuôi và ép cá đẻ một số loại: cá hồng nhung, cá ngựa vằn, cá vàng, cá ông tiên, cá dĩa…..

1.Nước

1.1.Phân loại nguồn nước trong nuôi cá cảnh

- Nước mưa: do sự bốc hơi ở biển, sông, ao, hồ rồi tích tụ lại thành mưa; vì vậy đây là loại nước rất mềm, ít chất độc, rất thích hợp cho hầu hết loại cá cảnh.

- Nước máy: là nước chỉ dùng cho sinh hoạt của con người, nước máy trước khi đưa vào sử dụng đã được lọc và đưa vào nhiều chất sát trùng như clo nhằm bảo vệ sức khỏe con người.

Nước máy trước khi đưa vào nuôi cá cảnh cần phải được sục khí 24h để bay hết hơi clo.

-Nước giếng: là nước lấy từ tầng nước ngầm, được lọc qua các lớp đá sỏi,nên không chứa clo cũng như các chất sát trùng khác. Tuy nhiên do cấu tạo khác nhau của các địa tầng đất, nước giếng có thể chứa các thành phần hòa tan rất khác nhau, trong đó có nhiều thành phần rất có hại cho cá. Do vậy việc nuôi cá cảnh bằng nước giếng phải hết sức lưu ý, cần khảo  sát nguồn nước trước khi nuôi, đưa đi xét nghiệm các chỉ tiêu nước xem có thích hợp hay không rồi mới tiến hành thả cá.

- Nước sông hồ: rất thích hợp với nhiều loại cá do có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú; tuy nhiên cần lưu ý nước sông hồ cần cách xa các khu trồng trọt vì vào mùa nước ròng, các chất bảo vệ thực vật thường bị kéo xuống sông hồ rất dễ gây ngộ độc cho cá.

1.2. Đặc tính của nước:

- Nhiệt độ: nhiệt độ nướcthay đổi thích hợp tùy theo loài, trạng thái cá và các thực vật thủy sinh trong bể cá. Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các loại cá cảnh là 26-28°C.

- Oxy hòa tan: rất cần thiết cho sự sống các loài cá và những loài cá khác nhau đòi hỏi nước có nồng độ oxy hòa tan khác nhau. Độ hòa tan của oxy trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và diện tích nước tiếp xúc với không khí. Cá dễ bị thiếu oxy trong môi trường nuôi dầy đặc, do vậy nếu nuôi nhiều cá cần phải trang bị máy sục khí. Lượng oxy hòa tan tối thiểu để cá phát triển tốt là 6mg/lít.

- Độ pH: là thước đo thể hiện nồng độ ion H+ tức là chỉ độ acid hay độ kiềm trong nước; pH thay đổi từ 0 đến 14, trong đó ph =7 là trung tính, pH<7 là acid, pH>7 là kiềm.

Nước thích hợp nuôi cá nước ngọt có độ pH từ 6.5 đến 7.5; còn nước thíchhợp nuôi cá nước mặn có độ  pH từ 7.5 đến8.5.

- Độ cứng: thường gọi là độ DH (tiêu chuẩn Đức) với 1 DH= 17,9 mg CaCO₃/ lít. Nước mềm có giá trị từ 0 đến 5 DH; nước hơi cứng từ 5 DH đến 20 DH; nước cứng từ 20 DH đến 30 DH thông thường nước mềm có  tính hơi axit (pH<7) và nước cứng có tính hơi kiềm (pH>7).

- Hợp chất nitơ : chủ yếu là ở 3 dạng ammonia, nitrite và nitrate. Trong đó ammonia và nitrite rất độc cho cá ammonia với nồng độ 0,2-0,5mg/lít giết cá rất nhanh chóng, còn 0,15 mg nitrite/lít có thể gây hại cho cá; nitrate thì ít độc hơn, liều gây độc lên đến 500 mg/lít. Các hợp chất nitơ xuất hiện là do trong hồ có những chất thải hữu cơ để lâu ngày như phân cá, thức ăn thừa; các chất cặn bả nảy bị phân hủy và sinh ra các chất độc.

2. BỂ CÁ

2.1. Kích thước hồ và mật độ:

2.1.1 Kích thước hồ:

Đối với hồ nuôi cá cảnh thường sử dụng loại hồ cao tối đa 60cm để dễ dàng khi vệ sinh hồ, chiều sâu từ 40-50 cm, chiều dài tùy thuộc vào số lượng cá trong một hồ và nên phù hợp với vị trí đặt hồ. Đối với hồ từ 150 lít trở lên, đáy hồ nên dùng kính 8mm làm cho an toàn.

2.1.2.  Mật độ:

Nói chung tất cà các loài cá muốn nhanh phát triển, phát dục sớm đều cần phải nuôi rộng rãi. Mật độ nuôi cá khoàng 2 đến 3 lít cho 1 con cá dài khoảng  5cm, nhưng số trên chỉ có tính cách ước lượng vì một số loài có khả năng hớp không khí thì có thể nuôi chật hơn và mật độ nuôi còn phụ thuộc vào độ thông thoáng trong hồ.

2.2. Hệ thống lọc:

Trong bể nuôi thường có 3 hệ thống lọc khác nhau, tùy từng trường hợp mà nên sử dụng hệ thống nào hoặc kết hợp các hệ thống với nhau:

- Hệ thống lọc cơ học: giúp lọc đi các chất lơ lửng trong nước và cặn bả dưới đáy hồ. Máy lọc thông thường bán bên ngoài dùng 1 môtơ bơm nước qua lớp bông gòn là sử dụng hệ thống này.

 - Hệ thống lọc hóa học: thường sử dụng than hoạt tính để hấp thu những chất hóa học trong nước, hấp thu mùi, màu của nước.

  - Hệ thống lọc sinh học: Nguyên tắc của hệ thống này là đưadòng nước có nhiều oxy và chất thải hữu cơ đi qua những khe hở nhỏ (đá, sỏi, miếng xốp,…); do đó tạo điều kiện cho các sinh vật phát triển trong các khe nhỏ này, các sinh vật này sẽ giúp phân hủy các chất thải và các chất độc trong hồ như ammonia và nitrite.

2.3.Vị trí hồ:

- Khi đặt hồ cần chú ý đến ánh sáng, không thừa mà cũng không thiếu. Nếuthừa ánh sáng thì các loại rêu tảo sẽ phát triển nhiều làm dơ hồ, nếu thiếu ánh sáng, các loại thủy thực vật khó phát triển ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, hơn nữa cá thiếu ánh sáng cũng không bộc lộ được màu sắc đẹp.

- Có thể dùng các loại đèn để tạo ánh sáng cho hồ. Tuy nhiên thời gian chiếu sáng thích hợp chỉ trong khoảng 14-15 giờ mỗi ngày

2.4. Thủy thực vật:

- Thủy thực vật trong bể cá là một thành phần của cân bằng sinh thái giúp tạo một môi trường thiên nhiên hài hòa thẩm mỹ.

- Thủy thực vật giúp tạo ra 0xy, giữ lại các chất cặn bã, giữ nước hồ luôn trong sạch.

- Đôi khi các cây thủy sinh còn là nguồn thức ăn và là nơi ẩn nấp cho cá.

- Một số thủy thưc vật thường đưa vào hồ cá là các loại rong đuôi chồn, rong đồng tiền, các loại bèo…

3. Chăm sóc

3.1. Thay nước:

- Nước chuẩn bị thay phải là nước sạch, dù là nguồn nước nào cũng nên trữ qua một thời gian và phải được xử lý sao cho phù hợp với môi trường sống của cá (nhiệt độ không được chênh lệnh quá 2°C, độ pH và độ cứng phải gần giống với nước cũ).

- Chỉ nên thay đổi tối đa 2/3 lượng nước trong hồ để tránh cá bị sốc.

- Nước nên được thay thường xuyên, tùy loại cá và mức độ vệ sinh hồ mà nên thay nước mỗi ngày hay mỗi tuần. Việc thay nước ngoài tác dụng làm sạch môi trường sống của cá, còn có tác dụng kích thích cá ăn nhiều mau lớn.

3.2. Thức ăn và cách cho ăn:

3.2.1. Mồi sống:

- Artemia:

Trứng artemia bảo quản được lâu và chỉ nở khi đưa vào trong nước mặn; ấu trùng khi nở ra là thức ăn lý tưởng cho cá bột. Artemia có hàm lượng dinh dưỡng cao, lại không bị nhiễm bệnh, có thể nuôi quay vòng để có thức ăn liên tục cho cá.

- Bo bo;

Là loại giáp xác nhỏ, sống nơi ao tù nước đọng và thường tụ thành từng đám. Bo bo màu đỏ, thân tròn nhỏ, rất phù hợp cho cá con và cá bột (cá mới nở).

- Trùng chỉ: có thân nhỏ như sợi chỉ màu đỏ hồng, thường thấy trong sình bùn ở hai bên bờ kinh, ao, hồ; Trùn chỉ nên rửa sạch nhiều lần trước khi cho ăn.

- Trùng huyết: có màu đỏ, thường thấy nơi ẩm thấp, nhiều rác mùn. Cho ăn trùn huyết dễ làm dơ nước.

- Ấu trùng muỗi: còn gọi là lăng quăng, thường tụ lại ở nhữngnơi ao tù nước đọng…, lăng quang cùng với trùn chỉ là loại thức ăn rất phổ biến và bổ dưỡng. Tuy nhiên lăng quăng nếu cho ăn không hết dễ thành muỗi gây bệnh nên hiện nay không khuyến khích sử dụng.

- Ngoài ra nhiều người nuôi cá còn sử dụng: Trùng quế, cá lóc con, ếch nhái làm thức ăn cho cá.

3.2.1.2. Thức ăn tự chế biến:

Thức ăn tự chế biến chủ yếu là dùng để tận dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương với giá rẻ. Thúc ăn tự chế biến muốn bảo quản lâu dài cần phải được đông lạnh và cũng không nên để lâu quá 20 ngày dễ gây bệnh cho cá. Sử dụng thức ăn tự chế có lợi điểm là dễ trộn các loại thuốc hay các chất bổ sung cho cá, nhưng cũng có nhược điểm là dễ làm cho cá chán ăn do sử dụng liên tục.

3.2.1.3. Thức ăn khô:

Có hai dạng: thức ăn viên và thức ăn mảnh, ngoài ra còn một loại thức ăn dạng gel nhưng không thông dụng lắm tại thị trường Việt Nam. Đây là loại thức ăn đầy đủ, cân đối dưỡng chất nhất, được các nhà máy sản xuất thúc ăn thủy sản chế biến qua quá trình ép đùn.

3.2.2 Cách cho ăn:

- Các loại thức ăn tự nhiên cần phải được rửa sạch, tránh bùn dơ, hóa chất hay dầu mỡ dính vào.

- Không nên cho ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ dễ gây ô nhiễm nước làm cá dễ bị bệnh chết. Nguyên tắc là cho cá ăn ít nhưng nhiều lần, có thể cho cá ăn buổi sáng, buổi trưa, và cuối buổi chiều (3 lần trong ngày).

3.3. Bệnh cá và cách điều trị:

3.3.1 Bệnh nấm da:

- Còn gọi là nấm thủy mi, xuất hiện như bông gòn trên cơ thể cá, có khi trông như lớp màng mỏng dạng bột.

- Nguyên nhân thường do cá đã bị ký sinh trùng xâm nhập vào da tạo vết thương hoặc do cá bị xây xát khi nuôi với mật độ quá cao….

- Điều trị: tăng nhiệt độ lên trên 32°C và dùng muối liều 2-3% (khoảng 200-300 gam muối cho 10 lít nước) tắm cá trong 10 phút.

3.3.2. bệnh lở loét trên cá:

- Da cá sậm màu: thân, đầu, vây, đuôi xuất hiện các đốm màu đỏ, sau đó thành vết loét màu xám trắng. Các vết loét ăn rộng và sâu vào trong xương.

- Do rất nhiều nguyên nhân kết hợp, các nhà nghiên cứu từng tìm ra được trên vết thương virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Ngoài ra yếu tố môi trường không thuận lợi cũng là nguyên nhân gây lở loét.

- Điều trị: tắm cá trong nước muối 2-3% trong 10 phút để diệt ký sinh trùng và nấm; dùng Oxytetracycline 1000mg/kg thúc ăn liên tục trong 7 ngày để diệt vi khuẩn,

3.3.3. Bệnh thối vây:

- Xuất hiện các đốm trắng ở vây, sau đó mô bị hoại tử, sau đó khi cá chết các vết thương bị bao phủ bởi nấm mốc.

- Do một loại vi khuẩn gây bệnh.

Điều trị: Tắm muối 1%(100 g/10 lít nước) cho đến khi cá có dấu hiệu mệt mỏi. Dùng Oxytetracycline 500mg/kg thức ăn liên tục trong 10 ngày.

3.3.4. Bệnh đốm trắng:

- Trên mình cá phủ đầy những nốt nhỏ màu trắng lan ra cả vây.

- Bệnh gây ra do một loại ký sinh trùng và lây lan giữa các loại cá trong cùng hồ.

- Điều trị bằng cách nâng nhiệt độ lên trên 32°C trong 6 ngày liên tục và có thể dùng thêm thuốc tím.

3.3.5. Bệnh sán lá mang:

- Mang cá sưng to, nắp mang mở ra khiến cá hô hấp khó khăn. Cá gầy yếu, bơi lờ đờ, nằm sát đáy hồ và chết dần.

- Bệnh gây ra do sán lá 16 móc và sán lá 6 móc.

- Tắm muối 3% trong10 phút.

3.3.6. Bệnh sán mắt cá:

- Ấu trùng từ môi trường nước xâm nhập vào da, mang, cơ rồi lên mắt; tại đây ấu trùng phát triển thành sán, cá bị mù không ăn được và chết, tỷ lệ lây rất cao.

4. Cho cá đẻ

4.1. Các loại cá đẻ con:

4.1.1. Cá bảy màu:

- Môi trường sống; nhiệt độ nước thích hợp từ 22-28°C, nước hơi cứng, hơi kiềm.

- Cá trưởng thành lúc 4 tháng tuổi, chủa 4-6 tuần, sinh con ở nhiệt độ 27°C, đẻ từ 20-100 con. Cá con mới đẻ dài 5-6 cm.

- Lúc lai tạo thường chọn những chủng có vây đuôi to, rộng.

4.1.2. Cá hồng kim:

- Môi trường sống:nhiệt độ nước 21-26°C, nước hơi cứng, hơi kiềm, không chịu muối.

- Cá trưởng thành lúc 5-6 tháng tuổi, mang thai 4-6 tuần, sinh con ở 25-26°C. Mỗi lần chỉ để 1 cá trống trong bể cá mái, cá mái có thể đẻ mỗi tháng một lần từ 20-200 con tách cá mái ngay sau khi đẻ để tránh ăn con.

4.2. Các loại cá đẻ trứng:

4.2.2. Cá cánh buồm:

- Môi trường sống:nhiệt độ nước 23-26°C.

- Khi sinh sản, cá trống giăng vây bơi lội xung quanh cá mái; cá mái đẻ trứng dính vào cây thủy sinh. Sau khi đẻ xong nên tách cá bố mẹ để tránh ăn trứng. Trứng nở sau 24 giờ, 3-5 ngày sau cá bơi lội tự do và ăn các loài sinh vật nhỏ.

4.2.3. Cá hồng nhung:

- Môi trường sống: nhiệt độ nước 22-26°C, nước mềm, hơi chua (pH từ 6-6.8).

- Sau khi cá trống ve vãn cá mái, cá mái đẻ trứng màu nâu rơi xuống đáy bể; Đẻ xong cần tách cá bố mẹ ra ngay, cá con có màu sẫm.

4.2.4. Cá tứ vân, cá xê can:



- Môi trường sống: nhiệt độ 20-25°C, nướcmềm hơi axit.

- Cá trưởng thành sau 8-12 tháng. Con trống bơi vòng tròn quanh cá mái, dùng miệng và đuôi để dẫn cá mái đến nơi đẻ trứng. trứng thường lắng xuống đáy, khoảng 150-200 trứng mỗi lần đẻ, nở sau 24 giờ. Sau 3 ngày, cá bột có thể bơi tự do tìm thức ăn.

4.2.5. Cá ngựa vằn, cá danio:

- Môi trường sống: chịu được nhiệt độ thấp, nước mềm hoặc hơi cứng.

- Sau khi ve vãn, cá trống đuổi theo cá mái vào các bụi cây thủy sinh và đẻ trứng ở đó. Tách cá bố mẹ ngay sau khi đẻ để tránh ăn trứng, trứng nở ở nhiệt độ 48 giờ ở nhiệt độ 26-27°C. Cá bột 5 ngày sao có thể bôi tự do và kiếm thức ăn.

4.2.6.Cá vàng, cá ba đuôi:

- Môi trường sống:nhiệt độ 18-30°C, chịu mặn tới 10%, nhạy cảm với các chất sát trùng trong nước máy.

- Cá trưởng thành độ khoảng 2 năm tuổi. Vào mùa sinh sản, cá trống xuất hiện những nốt sần trên nắp mang, cá mái có bụng to hẳn ra một bên, bơi lội chậm chạp, vùng sinh dục ủng đỏ. Cá trống dùng nốt sần kích thích cá mái, sau một lúc cá mái vào trong đám rong cựa mình tiết trứng, cá trống theo sát để tiết tinh dịch thụ tinh; Sau đó tách cá bố mẹ, số lượng trứng từ 1 000 đến 10 000, dính vào cây cỏ gần bề mặt nước.Trứng nở 2-4 ngày sau tùy nhiệt độ. Cá bột nở ra có thể bơi tự do tìm thức ăn.

4.2.7. Cá phượng hoàng:

- Môi trường sống:nhiệt độ 25-30°C.

- Cá thường đẻ trứng trên đá, sỏi hay cát mịn.Trước khi đẻ, cá bố mẹ chọn ra nơi đẻ ưa thích rồi dùng miệng chùi sạch. Sau khi đẻ trứng, con trống và mái thay phiên nhau canh giữ, đảo trứng. Trứng nở 36-42 giờ sau ở nhiệt độ khoảng 26-28°C, cá bột nổi lên trên mặt nước, cá con bơi lội thành từng đàn quanh cá bố mẹ.

4.2.8. Cá heo phi châu:

- Môi trường: nhiệt độ22-28°C.

- Cá trưởng thành sau 2-3 năm, cá trống bụng thon nhỏ và gai sinh dục nhọn, cá mái bụng to có gai sinh dục hồng và tròn. Cá trống mái tự bắt cặp với nhau, chọn nơi đẻ thích hợp và làm sạch, quá trình đẻ trứng và thụ tinh khoảng 30 phút. Sau khi đẻ tách cá bố mẹ ra, sục khí liên tục, cá bột nở sau 2-4 ngày, 2-3 ngày sau là có thể đi kiếm thức ăn.

4.2.9. Cá ông tiên:

- Môi trường sống:nhiệtđộ 22-30°C, chịu nhiệt độ cao khi sinh sản.

- Cá bắt cặp tự nhiên, nên thả 4-6 con để cá tự bắt cặp. Trước khi đẻ cá dùng gai sinh dục làm sạch tổ đẻ trong vòng 1-2 ngày, sau đó cá mái đẻ trứng , cá trống lướt trứng. Cá đẻ có thể đẻ 400-500 trứng một lần, cá bố mẹ đều tham gia ấp, trứng sẽ nở sau 24-36 giờ ở nhiệt độ 27-30°C, 4-5 ngày sau cá bột bắt đầu tìm mồi, tách cá bố mẹ ra để tránh ăn con; hoặc có thể ấp trứng nhân tạo bằng cách đưa giá thể có trứng vào chậu riêng và sục khí oxy.

4.2.10. Cá dĩa:

- Môi trường sống:nhiệt độ 25-30°C, nướcmềm hơi acid, bể nuôi sâu.

- Cá trưởng thành khoảng 12 tháng tuổi, tự bắt cặp đứng riêng một góc. Sau đó bắt cặp cá qua hồ khác cho đẻ, cá bố mẹ sẽ làm sạch giá đẻ (miếng ngói, cây thủy sinh,…) rồi đẻ khoảng 100-300 trứng. Trứng nở trong vòng 2 ngày, 3 ngày sau cá có thể bơi lội tự do, cá bột sẽ đeo bên hông cá bố mẹ để ăn chất dinh dưỡng tiết ra từ mình cá, sau đó cá mới ăn các thức ăn tự nhiên được.

4.2.11. Cá lia thia:

- Môi trường sống;nhiệt độ từ 25-28°C.

- Cá trống đẹp, to hơn cá mái, cá mái bụng to, ngắn và thô hơn cá trống. Cá trống trước khi đẻ sẽ nhả bọt vào một khu trong hồ, sau đó tiến hành ép cá mái. Cá trống co người ôm cá mái, cá mái đẻ trứng ra thì cá trống lượm trứng phun vào tổ. Sau khoảng 1 giờ thì cá mái đẻ hết, nên bắt cá mái ra. Cá trống tự ấp trứng trong vòng 2-3 ngày thì trứng nở, khoảng 2-3 ngày sau cá con có thể bơi lội tự do, lúc đó có thể nuôi trùng thảo hoặc cho ăn bo bo nhỏ.

Hồ Nhuận Đăng Sơn
Hội Sinh Vật Cảnh






Các tin khác:


1