Ngày 15/3, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội 2017, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng đã tổchức Hội thảo chuyên đề “Vật liệu xây không nung – Những vướng mắc, tồn tại và giải pháp”.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Tống Văn Nga - Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, Hội thảo được tổ chức nhằm tìmkiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chỉ thị 567 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sử dụng gạch đất sét nung. Đồng thời khẳng định Hội sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 567 của Chính phủ, đẩy mạnh sản xuất các vật liệu xây không nung thân thiện với môi trường.
Theo Bộ Xây dựng, tính đến năm 2014, tổng công suất thiết kế của vật liệu xây không nung đạt khoảng 5 tỷ viên QTC (quy tiêu chuẩn), trong đó gạch bê tông đạt 4,1 tỷ viên, gạch nhẹ đạt 0,9 tỷ viên. Đến năm 2015, tổng công suất thiết kế đạt khoảng 6,5 tỷ viên trong đó gạch bê tông đạt 5,6 tỷ viên,gạch nhẹ đạt 0,9 tỷ viên. Năm 2016, tổng công suất thiết kế đạt khoảng 7 tỷ viên trong đó gạch bê tông đạt công suất 6 tỷ viên, gạch nhẹ khoảng 1 tỷ viên. Hiện tại trên toàn quốc có 3 dây chuyên sản xuất tấm Acotec.
Ngoài 3 chủng loại sản phẩm chính trên, vật liệu xây không nung còn có các sản phẩm khác như tấm tường bê tông rỗng, tấm tường thạch cao,gạch đá ong, đá chẻ... Tuy nhiên chỉ có tấm tường thạch cao được sản xuất và sử dụng rộng rãi, còn lại các chủng loại khác có thị trường nhỏ, vì vậy các doanh nghiệp cũng ít quan tâm đầu tư. Sản lượng tấm tường sản xuất năm 2014, 2015,2016 và cả nước có 3 dây chuyền tổng công suất đạt 35 triệu m2/năm.
Nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ vật liệu xây không nung gặp nhiều khó khăn nên tình hình sản xuất cũng khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất không đạt công suất thiết kế mặc dù từ năm 2014 đến nay, tình hình tiêu thụ vật liệu xây không nung qua từng năm cũng đã tăng, phần nào kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Qua điều tra của Bộ Xây dựng, tình hình sản xuất của gạch ximăng đã từng bước tăng trên phạm vi toàn quốc, phát triển mạnh hơn là các tỉnhmiền Bắc, có nhà máy đã phát huy 100% công suất thiết kế. Đối với gạch AAC, cácnhà sản xuất ở miền Nam phát huy công suất cao hơn, có nhà máy sản xuất đạt 80– 90% công suất thiết kế và đã đầu tư mở rộng dây chuyền 2. Đối với gạch bêtông bọt sản xuất rất chậm, mặc dù công suất đầu tư của các dây chuyền khôngcao.
Chia sẻ về thực trạng trên, ông Phạm Văn Bắc - Phó Vụ trưởngVụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) - cho biết, hiện nay tiêu thụ vật liệu khôngnung gặp nhiều khó khăn nên tình hình sản xuất cũng khó khăn. Nhiều chínhsách đưa ra chưa cụ thể, khi áp dụng vào thực hiện ở nhiều địa phương khôngthực hiện được. Ví dụ như các dự án đầu tư mới thì được ưu đãi, còn các dự ánđầu tư mở rộng, đầu tư thêm thì không được thụ hưởng; các dự án nằm trong cáckhu công nghiệp, cụm công nghiệp của các doanh nghiệp thì hầu như không đượchưởng các chính sách ưu đãi...
Bộ Xây dựng đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sảnxuất và sử dụng gạch không nung tại Việt Nam. Trong đó, Bộ đang thực hiệnchương trình trọng điểm nghiên cứu về sử dụng tro xỉ nhiệt điện và phế thải thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất và chương trình về vật liệu xây dựng; giao cho các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp có điều kiện tập trung nghiên cứu sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải, đồngthời hoàn thiện công nghệ trong sản xuất vật liệu không nung, các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế gạch đất sét nung
(Nguồn: Công Thương 16/3/2017)