Thứ Sáu,26/04/2024 19:01   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 1
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 1

Khoa học công nghệ

Sử dụng hiệu quả rơm rạ, tạo ra giá trị tăng thêm trong chuổi sản xuất lúa gạo 17/03/2017

I/Nhận định

            Cơ giới hóa sản xuất lúa gạo ngày càng được nông dân đầu tư. Thu gom rơm rạ sau vụ thu hoạch lúa bằng máy thay thế cho công lao động thủ công đang được thực hiện với quy mô ngày càng lớn hơn và hiệu quả hơn trong cả2 vụ lúa Đông xuân và Hè thu. Việc sử dụng rơm rạ để trồng nấm rơm, làm thức ăn cho trâu bò, phủ gốc câytrồng gia tăng giá trị của rơm rạ.

            Thu rơm, tồn trữ, kinh doanh rơm rạ trở thành dịch vụ thương mại và được thị trường hóa.

            Hiện nay có hai phương pháp thu gom rơm rạ chính nông dân ứng dụng.

-        Máy thu gom đi sau máy kéo.

-        Máy thu gom rơm tự hành bánh xích.

            Nông dân chọn mua thiết bị thích hợp, tùy theo điều kiện của nông hộ.

            Công thu gom rơm được thị trường chấp nhận vào khoản 8.000đvn/ bó rơm, trọng lượng từ 15kg -> 18kg, độ khô thích hợp vào khoảng14%.

            Giá rơm khô 14% biến động vào khoảng từ 2.000đ/kg, có khi lên đến  3.000đ/kg.

Hình 1: Cây rơm ngày cũ

Hình 2

Hình 3: Máy thu rơm sau máy kéo



Hình 4: Máy thu rơm tự hành

Hình 5: Cuộn rơm


Hình 6: Thu gom rơm cuộn

Hình 7: Vận chuyển rơm cuộn

II.Sử dụng rơm

1)Trồng nấm rơm

            Chu kỳ trồng rơm vào khoản 30 ngày từ chuẩn bị, ủ rơm, lên mô, chăm sóc, thu hái, dọn vệ sinh, chuẩn bị điều kiện sân bãi, trại nấm cho vụ trồng tiếp theo.

            Sản lượng nấm rơm cũng không ổn định phụ thuộc vào chất lượng meo giống, rơm rạ, nước tưới, kỹ thuật trồng.

            Nấm trơm phát triển nhạnh, thu hái bảo quản chủ yếu bằng lao động thủ công. Giá nấm phụ thuộc vào chất lượng nấm và thịtrường theo từng ngày. Chất lượng nấm thay đổi từng giờ theo chu trình sinh học của tay nấm.

            Nấm rơm tươi có giá trị cao hơn nấm rơm chế biến.

            Giải pháp thu hái và bảo quản nấmrơm tươi hiệu quả là khó khăn hiện nay.

Giá nấm rơm tươi phụ thuộc vào buổi chợ biến động từ khoảng 60.000đ /kg đến 100.000đ/kg

Thu gom rơm bằng cơ giới, cải tiến kỹ thuật cách làm meo nấm giống. Trồng nấm trên sân có mái che, trên kệ, bảo quản nấm tươi trong môi trường lạnh, độ ẩm bảo hòa.. v.v.. đã đem hiệu quả cho người trồng nấm.

Do nhiều nguyên nhân về meo giống, chất lượng rơm rạ, nước tưới, thu hái, bảo quản và các yếu tố của thời tiết, thị trường, trồng nấm rơm chủ yếu bằng lao động thủ công nên tính ổn định và hiệu quả kinh tế chưa cao như mong muốn.

Ngành trồng nấm rơm tuy đã đem lại lợi ích trực tiếp ích nhiều cho nông  hộ, song còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, cần nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật,công nghệ thị trường và đầu tư thích hợp đển gành trồng nấm và chế biến nấm rơm phát triển ổn định và hiệu quả hơn.









2) Chăn nuôi đại gia súc

Rơm được làm thức ăn chính cho bò.

Ngành chăn nuôi đã có các giải pháp thích hợp có hiệu quả, sử dụng nguồn rơm rạ để làm thức ăn cho đại gia súc.





Hình 6: Rơm dùng làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc

3) Một số nhận định về các giải pháp sử dụng rơm rạ

3.1Chưa có một nghiên cứu cụ thể nào so sánh hiệu quả của việc trồng nấm rơm và chăn nuôi đại gia súc  sử dụng rơm rạ làm thức ăn.

Ưu điểm của việc trồng nấm rơm là canh tác trong thời gian ngắn, khoảng 30 ngày,người nông dân có lợi nhuận sau một chu kỳ ngắn. Quy mô lớn nhỏ tùy theo năng lựccủa nông hộ, kỹ thuật trồng nấm làm gia tăng năng suất và chất lượng nấm rơm trồng.

Rơm sau trồng nấm cũng là nguồn hữu cơ có lợi cho cây trồng.

Vòng đời tay nấm ngắn, tính theo từng giờ. Thu hái bảo quản nấm tươi khó khăn. Nấm chế biến giá trị thấp so với nấm tươi.

Trồng nấm rơm còn nhiều yếu tố không ổn định. Triển khai trên quy mô lớn mang lại hiệuquả cần nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật cụ thể thích nghi cho từng quy mô đầu tư theo đặc điểm của từng vùng miền.

3.2. Đại gia súc là cổ máy sinh học tốt nhất mà tự nhiên tạo ra để chuyển hóa cellulose thành thực phẩm.

Ở nông thôn Việt Nam trâu bò là động vật nhai lại, rơm rạ là một trong những nguồn thức ăn chính kết hợp với cỏ trồng.

Động vật nhai lại có dạ dày gồm 4 ngăn được gọi là dạ cỏ, dạ tổ ông, dạ lá sách và dạ túi khế. Trong hai ngăn đầu tiên dạ cỏ và dạ tổ ong thức ăn được trỗn lẫn với nước bọt và tách ra thành các lớp thức ăn rắn và lỏng, các thức ăn rắn kết thành khối để tạo ra thức ăn nhai lại. Thức ăn nhai lại sau đó được ợ trợ lại miệng để trâu bò nhai chậm trộn lẫn thức ăn này triệt để hơn với nước bọt, có tác dụng phân hủy sâu hơn các sợi thức ăn. Các sợi thức ăn đặc biệt là Cellulose bị phân hủy thành Glucose trong các ngăn của dạ dày bởi các vi khuẩn cộng sinh và các động vật nguyên sinh. Sau quá trình chuyển hóa trong  bộ máy tiêu hóa thức ăn chuyển tới ruột non đại gia súc. Nơi đây dinh dưỡng được hấp thụ. (nguồn Internet).



Dạ dày 4 túi 

Chuyển biến rơm rạ thành thức ăn trong dạ cỏ đại gia súc là chuyển biến triệt để và hiệu quả nhất.

Sản phẩm của sự chuyển biến này là thịt, sữa và phân đại gia súc.

Trâu bò có thể ví như là những tay nấm lớn, chu kỳ sinh trưởng dài, thành phẩm dể bảoquản, tồn trữ, chế biến và đưa ra thị trường, có lượng cầu ngày càng tăng theo sự phát triển của đời sống, với giá cao, dễ thực hiện tại các nông hộ, trong mọi điều kiện sinh thái của các vùng nông thôn khác nhau.

Từ phân đại gia súc, qua một chu trình sinh học mới, có được trùn quế và phân hữu cơ.



Thu hoạch trùn quế

Kết luận:

Việc sử dụng rơm rạ, trồng nấm rơm làm thức ăn đại gia súc và chế biến phân hữu cơ sinh học cần được nghiên cứu cẩn trọng. Trong các mô hình thực nghiệm gắn với từng nông hộ cụ thể trong từng vùng miền.

Dù thế nào đi nữa việc cơ giới hóa trong thu gom tồn trữ rơm rạ trồng nấm và chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc cũng cần những công cụ cơ khí để tăng năng suất và hiệu quả của lao động nông nghiệp. Đây là nhu cầu rất lớn, chính sách phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2020 và tần nhìn đến 2035 phải coi cơkhí nông nghiệp là mũi đột phá để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ cơ giới hóa nông nghiệp và hiện đại hóa công nghiệp chế biến trong toàn bộ các khâu canh tác và chế biến nông sản. Đầu tư vào ngành cơ khí nông nghiệp là hiệu quả có tác dụng lan tỏa lớn. Nhà nước phải tập trung nguồn lực quốc gia đầu tư vào lĩnh vực này.

Cần các mô hình thí điểm để chỉ ra các giải pháp kỹ thuật công nghệ thích nghi và hiệu quả cho từng nông hộ.

Nguyễn Thể Hà
 Tư vần đầu tư Công ty TNHH Bùi Văn ngọ







Các tin khác:


123