Thứ Bảy,20/04/2024 00:18   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 1
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 1

Nghiên cứu – Trao đổi

Nghịch lý xuất gạo - nhập ngô 28/09/2016

Hơn 2 tỷ USD chi phí nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu trong 8 tháng đầu năm 2016 là con số phản ánh sự lãng phí nguồn ngoại tệ mà toàn ngành nông nghiệp đang phải chắt chiu từng đồng. Nói “lãng phí” là bởi nhập khẩu cả những mặt hàng nước ta có thế mạnh như ngô, đậu tương…

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong 8 tháng đầu năm 2016, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 2,1 tỷUSD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Argentina, Mỹ và Trung Quốc, (chiếm thị phần lần lượt: 45,3%,11% và 9,3%). Điều đáng nói, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng năm 2016 đạt 20,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu gạo chỉ đạt 1,51 tỷ USD. Như vậy, chỉ tính riêng chi phí cho nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu đã bằng khoảng 10% giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản và cao hơn rất nhiều giá trị xuất khẩu gạo.

Ông Phạm Đức Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam chia sẻ, sản xuất TĂCN Việt Nam quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Ông Bình cho rằng, công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp hiện nay còn quá kém khi để xảy ra tình trạng bất cập “thừa gạo, thiếu ngô”. Với cách quy hoạch như hiện nay, dự báo nhiều năm tới, chăn nuôi trong nước vẫn không thoát khỏi việc lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu TĂCN nhập khẩu. “Chúng ta cứ tự hào là xuất khẩu gạo lớn nhưng lại chi tiền nhập khẩu ngô, trong khi dự án chuyển đổi 200.000halúa kém hiệu quả sang trồng ngô tại Đồng bằng sông Cửu Long triển khai từ mấy năm nay vẫn chưa có chuyển biến gì” – ông Bình bày tỏ.

( Nguồn:Kinh tế & Đô thị 23/9/2016)





Các tin khác: