Thứ Năm,25/04/2024 20:57   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 1
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 1

Tư vấn – Phản biện và Giám định xã hội

Những đột phát khoa học mới trong năm 2012 18/01/2013
Năm 2012 là năm của hàng loạt đột phát khoa học như tìm ra hạt gần giống “hạt của Chúa”, “cỗ máy trong mơ”của Mỹ đáp xuống sao Hỏa, sao Kim đi qua Mặt trời, một chủng người mới lộ diện, xây dựng trung tâm vũ hàng đầu Đông Nam Á, Vũ Hà Văn nhận giải thưởng toán quốc tế.

1.Phát hiện ra chủng người mới

Thời mới đầu loài người tiến hóa ở Châu Phi từ khoảng 2,5 triệu năm trước. Người hiện đại, Homo sapien là chủng người duy nhất sống tới ngày nay, song trên thực tế một số chủng người khác từng xuất hiện rồi biến mất trên địa cầu.

Hồi tháng 8, viện Turkana tại Kenya thông báo họ phát hiện một chủng người mà giới khoa học chưa từng biết. Homo foresiensis, tên của chủng người này, thấp hơn nhiều so với người hiện đại và từng chung sống với tổ tiên của chúng ta cách đây gần hai triệu năm và châu Phi từng là một nơi đông đúc do sự hiện diện của nhiều chủng người.

2. Khám phá “Hạt của Chúa”

Ngày 3/7, Tổ chức nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) đã tìm ra một loại hạt có những tính chất vật lý giống hạt Higgs. Khối lượng của loại hạt mới lớn hơn 133 lần so với hạt proton trong nguyên tử.

Từ thập niên 60 tới nay, vài nghìn nhà khoa học đã tham gia nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs, thứ tạo ra khối lượng cho vật chất trong vũ trụ nên còn được gọi là “Hạt của Chúa”. Nếu con người có thể chứng minh sự tồn tại của hạt Higgs, đây sẽ là thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong vòng 100 năm. Và thông báo của CERN đã gây nên cơn địa chấn trong giới khoa học, song vẫn còn một số hoài nghi. Mặc dù nhóm nghiên cứu của CERN khẳng định rằng xác suất nhầm lẫn chỉ là ½ triệu, giới phân tích nhận định các nhà vật lý vẫn còn thời gian để chứng mình hạt mới chính là “Hạt của Chúa.

3. Sao Kim đi qua Mặt trời

Trong thế kỷ 17 và 18, giao hội của sao Kim giúp các nhà thiên văn đo đạc chính xác khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Ngày nay, các nhà thiên văn sử dụng giao hội để tìm kiếm hành tinh quay quanh ngoài Mặt trời. Đây là sự kiên thiên văn hiếm chỉ xảy ra đúng một lần trong khoảng từ năm 2005 tới năm 2117, nghĩa là hiện tượng tương tự sẽ chỉ xuất hiện sau 105 năm nữa.

4. Tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity hạ cánh thành công

Sáng ngày 6/8, Curiosity – tên của thiết bị thăm dò tự hành hiện đại nhất mà Mỹ từng chế tạo với kinh phí lên tới 2,5 tỷ USD, thực hiện thành công cú hạ cánh ngoạn mục xuống bề mặt sao Hỏa.

NASA từng đưa ba robot tự hành lên sao Hỏa, song Curiosity là cỗ máy to và phức tạp hơn nhiều so với các robot kia. Nhiệm vụ chính của Curiosity là tìm hiểu dãy núi có độ cao hơn 5 km ở hố Gale trong 2 năm và tìm kiếm bằng chứng về sự tồn tại của vi khuẩn trong lịch sử của sao Hỏa.

5. Xây dựng trung tâm vũ trụ tại Đông Nam Á

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là nơi sản xuất ra các vệ tinh dùng radar, loại công nghệ có thể chụp ảnh toàn bộ trái đất với độ phân giải rất cao và đặc biệt chụp được ở bất kỳ thời tiết nào. Khi hoạt động, trung tâm Vũ trụ Việt Nam là nơi nghiên cứu, sản xuất, làm chủ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất và toàn lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ radar hiện đại, xây dựng và xử lý các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát và cảnh bảo sớm thiên tai, các thảm họa môi trường, nghiên cứu và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là dự án có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, được khởi công tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc và nó cũng là một trong những dự án được đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam trong 35 năm qua.

Dự án là một phần đặc biệt quan trọng trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ năm 2020” do Trung tâm Vệ tinh Quốc gia, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai.

6. Nhà toán học Vũ Hà Văn nhận giải thưởng quốc tế

Tại Đại hội Toán tối ưu ở Berlin, Đức tháng 8/2012, GS.TS Vũ Hà Văn cùng hai người khác đã được nhận giải thưởng Fulkerson. Đây là giải thưởng dành cho các công trình xuất sắc trong lĩnh vực Toán học rời rạc do Hội Toán tối ưu thế giới và Hội Toán học Mỹ trao tặng ba năm một lần, bắt đầu từ năm 1979. Sự kiện này là một tin vui, chứng minh tài năng toán học của những người Việt Nam.

7. Dự án Encode

Sau bao năm nỗ lực nghiên cứu, các nhà khoa học vừa đưa ra Bộ bách khoa toàn thư về AND mang tên Encode. Cuốn bách khoa toàn thư về AND này sẽ mở ra lĩnh vực hiểu biết hoàn toàn mới về cơ chế xuất hiện của bệnh và ngăn ngừa chúng. Điều mà các nhà khoa học học được từ Encode là hệ gene người phức tạp đến mức nào, và sự tinh vi trong sắp xếp số lượng cực lớn những công tắc có chức năng điều khiển các gene hoạt động.


Hoàng Tuấn (tổng hợp)




Các tin khác:


1