Thứ Bảy,20/04/2024 14:10   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 1
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 1

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An

Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp Biện pháp phòng, chống rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại các tỉnh Nam bộ 21/07/2017

Ngày 12/7 vừa qua, tại Nhà khách Tổng Liên đoàn tại Long An đã diễn ra Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Biện pháp phòng, chống rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại các tỉnh Nam bộ” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật và Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Long An tổ chức.

Tham gia Diễn đàn có ông Trần Văn Khởi - Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ông LêVăn Thiệp - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, ông Lê Văn Hoàng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trên 320 đại biểu đại diện Cục Trồng trọt, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, các nhà khoa học, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, nông dân sản xuất lúa của 8 tỉnh khu vực phía Nam gồm: Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà vinh,Tây Ninh, Đồng Nai và Long An.

Tại Diễn đàn, ông Lê Quốc Cường - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết vụ Đông - Xuân 2016 – 2017 có 52.325 ha diện tích lúa ở các tỉnh phía Nam nhiễm rầy (chiếm 3,07%); trong đó, có khoảng 1.185 ha lúa bị nhiễm nặng. Trong vụ Hè Thu 2017, có 32.790 ha lúa nhiễm rầy (chiếm 1,85%) với 3.234 ha lúa bị nhiễm nặng, còn đối với tỉnh Long An thì diện tích bị nhiễm rầy nâu khoảng 1.915 ha.

Trong Diễn đàn này có nhiều ý kiến và câu hỏi của nông dân tập trung vào các vấn đề về biện pháp phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh vàng cao, giống kháng rầy, … được các nhà quản lý, nhà khoa học trả lời, trao đổi sát và phù hợp với thực tế của địa phương. Trong đó, các nhà khoa học khuyến cáo bà con nên áp dụng các biện pháp gieo sạ đồng loạt, theo lịch thời vụ né rầy, hạn chế tối đa việc rầy nâu xuất hiện và gây hại trong giai đoạn đầu; thực hiện canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, ứng dụng công nghệ sinh thái đồng ruộng (trồng hoa bờ ruộng) để thu hút thiên địch có lợi nhằm khống chế dịch hại bùng phát nhất là rầy nâu, đây cũng là những biện pháp quản lý rầy nâu hiệuquả, bền vững, thân thiện với môi trường.

Phát biểu trong Diễn đàn, ông Trần Văn Khởi - Quyền Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốcgia đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch hại ở địa phương tăng cường hoạt động chỉ đạo công tác phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; ngành nôngnghiệp cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tập huấn, hội thảo,… để hướng dẫn nông dân các biện pháp quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa hiệu quảnhất. Lưu ý không nên xử lý hạt giống bằng các loại thuốc trừ sâu, không phun thuốc trừ sâu sớm trước 40 ngày sau sạ, không sử dụng các loại thuốc phổ rộng để trừ bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ; kịp thời xử lý các diện tích lúa bị nhiễm bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,… Đồng thời, thực hiện các biện pháp khống chế,không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng./.

Văn Tuấn
Trung tâm Khuyến nông






Các tin khác: