Thứ Bảy,27/07/2024 09:41   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 6
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 6

Hoạt động LHH tỉnh Long an

Xây dựng chuẩn mực VH trong GĐ, nhà trường, XH trên địa bàn tỉnh Long An 07/09/2023

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa, khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển. Hiện nay, trước những thách thức đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, càng phải chú trọng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, con người. Có thể nói gia đình, nhà trường là một bộ phận của kiến trúc xã hội, có những nét đặc thù riêng. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những giá trị văn hóa gia đình tốt đẹp, có chuẩn mực góp phần tạo nên những yếu tố nền tảng mang bản sắc văn hóa của dân tộc. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và xu thế hội nhập toàn cầu đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện để gia đình Việt Nam phát triển, đồng thời cũng đặt gia đình và văn hóa gia đình trước những biến đổi và không ít khó khăn thách thức. Do đó xây dựng chuẩn mực văn hóa gia đình, nhà trường và xã hội trong phát triển bền vững là vấn đề quan trọng trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở cơ sở.

Đáp ứng yêu cầu phát triển của Tỉnh trong giai đoạn mới, những năm qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản, cụ thể như: Chương trình số 10-CTr/TU ngày 08/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; Quyết định số 2174/QĐ-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Long An; Kế hoạch số 1144/KH-UBND ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; Kế hoạch số 830/KH-UBND ngày18/3/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Long An; Kế hoạch số828/KH-UBND ngày 18/3/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2025. Gần đây nhất, ngày 04/01/2023, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Long An đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Nhằm kịp thời quán triệt Nghị quyết số 51-NQ/TU, Sở VH, TT và DL đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1191/KH-UBND ngày 05/5/2023 về thực hiện Nghị quyết 51-NQ/TU.

 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất một số giải pháp về Xây dựng chuẩn mực văn hóa trong gia đình,nhà trường, xã hội trên địa bàn tỉnh Long An” như sau:

Thứ nhất, Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) và Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 10 (khoáIX) về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” theo định hướng xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn Cách mạng mới với những phẩm chất tốt đẹp;Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Nhất là Nghị quyết số51-NQ/TU ngày 04/01/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 1191/KH-UBND ngày 05/5/2023 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 51-NQ-TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Long An đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Thứ hai, Thực hiện mục tiêu chung của Chiến lược Xây dựng gia đình Việt Nam là “Từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc”.Đẩy mạnh xây dựng mô hình gia đình Việt Nam hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp tục kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống được cha ông ta bảo lưu, trao truyền tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ đó nêu cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dư­ỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình,làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi ngư­ời và là tế bào lành mạnh của xãhội.

Thứ ba, Thống nhất nhận thức “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ,hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. “Hạnh phúc gia đình”phải được bảo trợ bởi hệ thống luật pháp và các văn bản liên quan dưới luật.Tiếp tục thực hiện các nội dung của Chiến lược gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hoàn thiện và thực hiện nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến gia đình và công tác gia đình như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Người cao tuổi…Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình từ tỉnh đến cơ sở. Đưa nội dung công tác gia đình vào Nghị quyết của Cấp uỷ, Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện.

Thứ tư, Tiếp tục duy trì và phát triển phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đề cao xây dựng văn hóa gia đình và tiêu chí gia đình hạnh phúc. Duy trì chế độ khen thưởng, tôn vinh kịpthời, định kỳ tổ chức tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiêu biểu xuất sắc trên diện rộng làm nòng cốt cho mọi nơi noi theo. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa là tinh hoa của nền văn hóa mới; môi trường giáo dục hiệu quả trong xây dựng con người mới; pháo đài vững chắc phòng chống các loại tệ nạn xã hội. Gia đình và giá trị văn hóa của thời đại mới cần được tôn vinh, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng. Phải có kế hoạch để phòng chống lại các tiêu cực xã hội xâm lấn gia đình, nhà trường, làm suy giảm giá trị văn hóa gia đình. Hướng dẫn thi hành cụthể, ngăn chặn có hiệu quả và đấu tranh mạnh mẽ với các tiêu cực, hủ tục, tệnạn đang diễn ra đối với gia đình Việt Nam. Có như vậy, gia đình mới đủ điều kiện phát triển bền vững, xây dựng văn hóa trong gia đình, nhà trường và xã hội sẽ là bộ phận quan trọng cấu thành văn hóa dân tộc, làm nền tảng để xã hội phát triển bền vững. 

Xây dựng văn hóa gia đình, nhà trường,  xã hội là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống, lối sống tronggia đình, nhà trường và xã hội và góp phần hình thành nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục giađình, giáo dục về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của của gia đình và công tác gia đình. Đa dạng hoá công tác tuyên truyền về gia đình, lấy xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa gia đình là yếu tố nền tảng kết hợp giáo dục pháp luật, cung cấp kiến thức và kỹ năng sống trong gia đình. Lấy giátrị truyền thống gia đình Việt Nam là “gia phong, gia lễ, gia đạo, gia hiếu” làm nền tảng để duy trì xây dựng văn hóa gia đình với những chuẩn mực nhân văn. Giá trị văn hóa gia đình của gia đình truyền thống phải trở thành chuẩn mực cơ bản, là “linh hồn’’ của gia đình trong xã hội hiện đại và phát triển. 

                                                                      Bài và ảnh: Nguyễn Khắc Thiện




Các tin khác: