Thứ Sáu,29/03/2024 22:40   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 1
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 1

Tin trong nước

HỘI THẢO THỰC TRẠNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN Ở TỈNH BẠC LIÊU 03/07/2017

Sáng ngày 29/6/2017 tại Thành phố Bạc Liêu, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh Bạc Liêu với sự hỗ trợ của Liên hiệp hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Thực trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở tỉnh Bạc Liêu và giải pháp ứng phó”. Tham dự có 100 đại biểu gồm: Lãnh đạo địa phương có Ông Phan Như Nguyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng một số sở, ngành của tỉnh Bạc Liêu; Giáo sư – Tiến sĩ Lê Quang Trí nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học, Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam, Đặng Vũ Minh, Tiến sĩ Phan Tùng Mậu- Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam, lãnh đạo và cán bộ của 13 Liên hiệp hội các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, các hội thành viên của Liên hiệp hội Bạc Liêu.


Ông Phan Như Nguyện - PCT UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu

Các báo cáo tham luận của đại biểu phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và tỉnh Bạc Liêu: Đối với Đồng bằng Sông Cửu Long tác động khai thác các dòng chảy và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khu vực: các đập và dự án thủy điện của các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia xây dựng trên dòng chính sông Mekong làm thay đổi qui luật thủy văn, thủy lực của dòng chảy, suy giảm phù sa, suy giảm các dưỡng chất cung cấp thức ăn các phiêu sinh vật và cá, tác động động đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái đất ngập nước thay đổi hình thái sông và gia tăng nguy cơ nhiễm mặn. Diện tích canh tác và năng suất giảm, an ninh lương thực bị đe dọa; nghèo đói, dịch bệnh gia tăng, tài nguyên thiên nhiên bị xâm hại, di dân từ nông thôn lên thành thị, biến động tiêu cực đến kinh tế, xã hội.

Tỉnh Bạc Liêu những năm gần đây thường xuất hiện triều cường dâng cao bất thường gây ngập, lụt, hạn hán và xâm nhập mặn, sạt lở đất, mưa trái mùa, lốc sét,….Theo kịch bản nước biển dâng (kịch bản 4) lên 100cm vào năm 2100 Bạc Liêu sẽ ngập 69,86% diện tích toàn tỉnh.

Hội thảo tập trung đề xuất các giải pháp thích ứng như đa dạng hóa ngành nghề nuôi trồng thủy sản phù hợp với nhiều hệ sinh thái mặn, lợ, ngọt, phục hồi rừng ngập mặn, lai tạo các giống lúa mới thích nghi tốt hơn với nước mặn, nậng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, khuyến khích chính sách hướng ra biển, xem kinh tế biển là một trong những động lực tăng trưởng bền vững và nhất là nghiên cứu, học tập cách làm hiệu quả của các nước về thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng như Hà Lan./.

NTC




Các tin khác:


123