Thứ Năm,28/03/2024 23:19   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 0
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 0

Hỏi đáp

Câu hỏi: giải đáp thắc mắc bạn đọc lần 4 12/09/2016
Trả Lời:

Trần Văn Tâm số điện thoại 0912723424 Tháp Mười Đồng Tháp:

Câu hỏi: Lúa trỗ từ từ và lúa trỗ nhanh loại nào cho năng suất cao hơn? Từ trỗ lẹt xẹt đến trổ đều bao nhiêu ngày là tốt, bao nhiêu ngày là không tốt? Khi lúa trổ vỏ trấu sẽ hở bao nhiêu lần trong ngày? Hạt lúa là đơn tính hay lưỡng tính? Mưa dầm suốt ngày, lúa có khả năng tự thụ phấn hay không? Trong 1 vụ lúa không sử dụng 1 hoạt chất từ 3-4 lần trong 1 vụ, vậy sử dụng Physan 20L có quen thuốc không?

Trảlời:  Lúa trỗ từ từ kéo dài thì có nhiều rũi ro hơn lúa trổ nhanh:

-        Dể bị ảnh hưởng thời tiết như mưa, gió xảy ra

-        Dễ bị tấn công của sâu bệnh nhiều hơn.

-        Lúa chín không đồng loạt, thu hoạch bị thất thoát.

Còn năng suất cao hay không là dựa vào yếu tố khác như số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng hạt, nếu các yếu tố này thấp năng suất sẽ thấp. Tuy nhiên nếu sâu bệnh xảyra nhiều, hạt lép do thời tiết nhiều, thu hoạch bị thất thoát  mà nguyên nhân là do quá trình trổ chậm gâyra, thì trổ chậm cũng là nguyên nhân gián tiếp làm năng suất giảm.

Từ lúc lúa trỗ lác đác đến trổ đều : khoảng 3-5 ngày là tốt, nếu kéo dài từ 10 ngày trở đi thì dễ gặp rũi ro về thời tiết, sâu bệnh và thất thoát khi thu hoạch.

Khi lúa trổ, vỏ trấu chỉ mở ra 1 lần dựa vào ẩm độ và nhiệt độ, trời nắng, nhiệt độ cao lúa sẽ mở võ trấu sớm khoảng 7 giờ, nếu trời mưa âm u lúa trổ chậm hơn khoảng 10-12 giờ. Hạt lúa là loại lưỡng tính tức là vừa nhị đực và và cái trên cùng 1 hoa. Nếu trời mưa suốt ngày hạt trấu không mở ra hạt lúa sẽ tự thu phấn.

Physan 20L là sản phẩm trừ nấm, vi khuẩn. Đặc tính là khi phun thuốc nếu thuốc tiếp xúc với nấm và vi khuẩn thì diệt ngay bằng cách phá vỡ vách tế bào làm dịch nhân trào ra, không còn lại số bào tử nấm hay vi khuẩn nào để hình thành tính kháng. Vì nguyên tắc của việc hình thành tính kháng là khi ta phun thuốc không diệt được hết các dịch hại, các dịch hại còn xót lại sẽ sinh sản ra thế hệ sau dần dần hình thành các gen kháng thuốc nhưng Physan diệt hết nên không hình thành tính kháng.

Anh Bùi Văn Thanh huyện Thạnh Trị Sóc Trăng số điện thoại: 0944412511

Câu hỏi:Ba bộ phận rễ thân lá liên quan như thế nào? Khi lúa trỗ các nhà khoa học khuyên giữ ba lá đòng, nhưng nếu nhện gié gây hại bẹ thì có ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng về hạt không?

Trả lời: Ba bộ phận rễ, thân, lá đối với cây trồng có liên quan chặc chẽ. Giai đoạn đầu là giai đoạn sinh trưởng, cây tập trung để hình thành bộ khung. Rễ hấp thu nước,chất khoáng di chuyển qua mach nhựa trong thân cung cấp cho lá, lá thực hiện phảnứng quang tổng hợp tạo đường bột theo mạch nhựa luyện đến rễ cung cấp cho rễ.Khi cây đã qua thời gian phát triển nghĩa là đã hình thành bộ khung xong, chuyển qua giai đoạn sinh sản, tức là hình thành đòng, trỗ. Lúc này lá lại làm nhiệm vụ quang hợp hoàn thiện đòng. Khi lúa trỗ bộ lá đòng sẽ làm nhiệm vụ quang tổng hợp tạo đường chuyển hóa ra bột để cung cấp cho hạt. Như vậy việc vận chuyển qua hạtphải đòi hỏi: đường vận chuyển không bị tổn thương, hạt lúa còn nguyên vẹn không bị nấm bệnh, vi khuần tấn công. Do đó ở giai đoạn này cả ba bộ phận trên cây thân, lá, bông cần phải được bảo vệ: ba lá đòng: để quang tổng hợp tốt,bông để chứa tinh bột, thân để vận chuyển nước, dinh dưỡng.. Và nếu nhện gié tấn công trên thân, trên hạt thì cây sẽ không tích lũy tinh bột vào hạt được.

Anh Nguyễn Văn Tổng huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng số điện thoại 01697844610

Hỏi:Lúa tôi sạ được 15 ngày, bị ngộ độc hữu cơ, xin hỏi cách xử lý?

Trảlời: Nguyên nhân gây ngộ độc hữu cơ là do anh làm vệ sinh đồng ruộng không đạt. Rơm rạ chưa phân hủy hết anh đã cày vùi vào trong đất, vào đất rơm rạ phân hũy trongđiều kiện yếm khí tạo ra các acid hữu cơ làm thối rễ. Việc đầu tiên anh làm là tháo nước cạn, để ruộng khô trong 2-3 ngày cho đất hơi răn nứt để các khí độc còn trong đất thoát ra hết. Sau đó đưa nước vào bón vôi khoảng 20kg/1000m2.Phun Comcat 150WP của Công ty Lúa vàng cho ruộng mau phục hồi. Khoảng vài ngàysau khi thấy rễ trăng bún ra, bón phân đợt hai 7kg DAP và 5kg Ure/ 1000m2 Ruộng anh đã hết bị ngộ độc hữu cơ.

Trần Thị Mai Phương
Nguyên P.Chi cục trưởng chi cục BVTV LA