Thứ Bảy,20/04/2024 05:32   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 2
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 2

Hỏi đáp

Câu hỏi: Một số tư vấn, giải đáp về cây lúa 29/07/2016
Trả Lời:

TRẢ LỜI CÂU HỎI CHO NÔNG DÂN ĐỢT 1

 

1. Ruộng bị nhện đỏ, rầy nâu, đạo ôn . Đó có phải là cầu nối cho vi khuẩn tấn công không?
Trên ruộng thấy có rầy màu đen. Xin hỏi có phải là do thời tiết, dinh dưỡng tạo nên màu đen của rầy như vậy hay do nông dân sử dụng thuốc trừ sâu phổ rộng nên tạo ra màu như thế nào? Nếu gặp loại rầy nầy quản lý có khác hơn loại rầy màu vàng và màu xám không?

Nguyễn Công Trị  0914929908 Thới Lai Tp Cần Thơ.

Vi khuẩn xâm nhập vào cây lúa qua vết thương trên lá, vết thương này có thể do mưa gió va chạm, hoặc do côn trùng chích hút như nhện đỏ, rầy nâu , khác với bào tử nấm, bào tử nấm có thể nẩy mầm xuyên qua mô biểu bì  xâm nhập vào bên trong của cây lúa. Vì vậy anh sẽ thấy khi mưa bảo nhiều bệnh vi khuẩn sẽ phát triển nặng, hoặc tại các vị trí như sâu cuốn lá gây hại bệnh sẽ phát triển nặng.

Rầy nâu có màu đen nhỏ là một nòi khác nhưng cũng là loai rầy nâu. Không phải do thời tiết, dinh dưỡng mà phát sinh, có thể do di trú.  Loại  rầy này  gây hại như rầy nâu, ít truyền bệnh vàng lùn hơn rây nâu bình thường. Khi phun thuốc trừ rầy, rầy nâu đen cũng chết, nhưng do kích thước nhỏ khó trúng thuốc cần phun kỹ.

2. Lúa trong giai đoạn đòng trổ, lúa có lá ủ, rầy nâu rất nhiều có thể trị rầy dùng thuốc pha trộn chung nhớt cứ đổ trên đầu nguồn nước phun vào ruộng xin hỏi cách làm đó diệt rầy có hiệu quả cao không? Đổ nhớt có ảnh hưởng đế sinh trưởng cây lúa không?

Nguyễn Văn Hưởng 01212090219 Giòng Riềng Kiên Giang

Đúng như anh nói giai đoạn đòng trổ nếu ủ lá chân nhiều, mật độ rầy nâu cao rất khó  phun, nhưng nếu khó phun mà rãi thuốc cộng với nhớt thì rất ảnh hưởng môi trường và cây lúa. Khi anh rãi thuốc pha nhớt thì tác động tiếp xúc và lưu dẫn không có vì rãi xuống nước , chỉ còn tính xông hơi, nếu xông hơi không mà muốn chết được rầy chỉ có một cách là phải tăng liều thuốc sử dụng gấp 5, gấp 10 lần thì mới diệt hết rầy được. Nếu tăng như vậy cộng thêm nhớt  rất nguy hiểm cho người rãi thuốc, nguồn nước và ngay cả sự phát triển của cây lúa sau này.

            Cách tốt nhất anh nên phun những loại thuốc đặc trị rầy, nhưng dùng vòi phun dài có cần sâu xuống bên dưới 3 tất như hiện nay bà con xử dụng. Thuốc sẽ đến được  bên dưới gốc lúa nơi rầy tru ngụ, phun đủ lượng nước và thuốc,  lượng nước phải 2 bình 25 lít/1000m2 liều lượng thuốc phải đúng như nhãn hướng dẫn.

3. Lúa tôi 45 ngày tuổi, nên bón phân gì? Và vào thời điểm nào để rước hạt là tốt nhất.

Nguyễn Việt Hùng 0987163761 An Biên Kiên Giang

Lúa anh đang vào giai đoạn đón đòng anh có thể bón khoảng  5kg Urê +  5KgKali, tùy theo màu lá lúa mà có thể gia giảm, xanh đậm thì giảm Ure, thời điểm bón đón đòng là khi kiểm tra thấy đòng có bùi nhùi khoảng 1ly, đây là thời điểm đòng đang phân hóa mầm hoa,  bón sẽ tăng được số hạt trên bông. Anh phun thêm Rocksai-Physan +  Comcat để ngừa bệnh đạo ôn và vi khuẩn, vì bệnh thường xuất hiện sau khi bón phân, Comcat sẽ kích thích gia tăng sự phân hóa mầm hoa và giúp đòng  hoàn thiện trong điều kiện thới tiết bất lợi, lá đòng được bảo vệ xanh. Còn về việc rước hạt,  lúc này bộ rễ đã thoái hóa bón phân qua rễ hấp thu rất ít. Nếu anh thấy bông lúa đã cúi xuống, còn nhiều hạt chưa no, mà bộ lá đòng đã giảm màu xanh, anh có thể phun thêm phân bón lá có thành phần đạm và Kali, tuy nhiên chú ý trên ruộng phải không có triệu chứng bệnh đạo ôn, lem lép hạt, nếu có phải phun trị mới phun phân bón lá.

4. Thuốc phòng trị rầy nâu dùng nấm xanh trị rầy Cơ chế  của nấm như thế nào ?

Khi rầy nâu tấn công. Lúa bị vàng khi xịt thuốc trị rầy. Có sản phẩm nào để bổ sung lúa không bị vàng? Thời tiết thay đổi, dịch hại khó trị có thể do biến đổi thời tiết hay không?  có sảnphẩm nào đáp ứng khi có biến đổi thời tiết?

Nguyễn Văn Tuấn 0976554744 Cái Bè Tiền Giang

            Cơ chế tác động của nấm xanh là nấm ký sinh vào cơ thể rầy nâu, nấm sẽ phát triển lây lan hếtcác bộ phận của rầy làm rầy nâu bị chết. Anh có thể phun nhóm thuốc Pymetrozine+ Nitenpyram  sẽ  diệt được rầy nâu, cộng thêm Comcat hổ trợ cây lúa phát triển xanh, hạn chế vàng lá gốc do rầy chích hút.

Dịch hại biến đổi theo khí hậu thời tiết, ký chủ, và do sử dụng thuốc không theo 4 đúng làm dịch hại hình thành tính kháng thuốc. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Comcat 150WP của Công ty Hóa Nông Lúa Vàng có hormone Brassinosteroid là chất có thể giúp cây chống chịu trong điều kiện thời tiết biến đổi như hạn, mặn. lạnh… Khi phun vào cây sẽ tác động vào hệ thống gen giúp cây tạo ra chất tự bảo vệ.

5.Lúa bệnh không phun được thuốc bệnh chung với thuốc dưởng, nếu phun ngừa thì cộng được thuốc trị bệnh với thuốc dưỡng không?

Dương Quốc Khiêm 07116297986 Long Mỹ Hậu Giang

Khi cây lúa bị bệnh cần phòng trừ, tuyệt đối không được cộng thuốc bệnh với thuốc dưỡng có thành phần đạm, vì sẽ làm cho việc phòng trừ  khó khăn hơn .Đạm là nguồn thức ăn của  nấm bệnh và vi khuẩn, khi đưa vào nấm bệnh và vi khuẩn sẽ phát triển mạnh, nên phun thuốc trừ  khó hết. Có một số loại thuốc kích thích, hoặc loại không có thành phần đạm thì có thể cộng vào thuốc bệnh để phun.

 

Trần Thị Mai Phương
Nguyên PCCT chi cục BVTV Long An