Thứ Sáu,29/03/2024 05:13   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 0
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 0

Hỏi đáp

Câu hỏi: Gỉai đáp thắc mắc nông dân 10/08/2016
Trả Lời:

1. Nguyễn Văn Bẩy huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang số điện thoại 01677513072

Câu hỏi: Lúa trỗ trong mùa mưa bị lem lép nhiều, nguyên nhân là do nấm , vi khuẩn hay là do côn trùng?  Làm cách nào để phân biệt? Vi khuẩn lá khi lúa trỗ có lây lan trên hạt không? Giữa đạo ôn và vi khuẩn loại nào phát tán trong mùa mưa nhiều hơn?

Trả lời:Trong mùa mưa lem lép hạt xảy ra nhiều chủ lực là do nấm và vi khuẩn, còn côn trùng như nhện gié, bọ xít hôi gây lem lép hạt thường xảy ra trong mùa nắng nhiều hơn.

Lem lép hạt do nấm có nhiều loài gây hại, khi bị nhiễm bệnh hạt lúa  không sáng đẹp, võ trấu mang thêm  các màu như: xám, đen, nâu , hồng..  tùy theo loại nấm.  Nếu nấm gây hại sớm thì hạt lúa sẽ lép hoàn toàn, còn  nếu trễ hơn hạt lúa không no, bị lững.. nấm xâm nhập từ lúc lúa bắt đầu trổ đến lúa chín..

Lem lép do vi khuẩn thường có màu đen hoặc màu vàng. Nếu do vi khuẩn Burkhoidernia Plumae  gây hại hạt lúa không biến màu nhưng lép,  hạt gạo bên trong teo nhỏ, đáy có màu đen hay nâu. Hạt lúa nhiễm vi khuẩn Xanthomonas Itoana thì có vết đen trên võ trấu xuất hiện trên đỉnh hoặc giữa hạt, hạt gạo bên trong  bị thối mềm nhũng, bóp tay nước xịt ra.

Lem lép do côn trùng gây hại như nhện gié , bọ xít hôi.. hạt lúa bị lép, lững có các chấm đen.. Nếu là nhện gié thì trên bẹ lúa có màu tím…

Vào mùa mưa để ngừa các bệnh do nấm, vi khuẩn tấn công anh nên phun ngừa bệnh lem lép hạt va đạo ôn cổ bông lúc lúa trỗ 1-2 bông và 7 ngày sau trổ bằng các sản phẩm ngừa nấm bệnh và vi khuẩn như cặp sản phẩm Curegold- Physan của công ty Lúa Vàng…

    Vi khuẩn gây hại trên lá như vi khuẩn Xanthomonas oryzae có thể tồn tại trên hạt lúa trong 2 tháng với nhiệt độ 25-35 độ C, tuy nhiên không phài là tác nhân gây hại trên hạt, gây hại trên hạt là hai loại vi khuẩn trên.

  Mùa mưa vi khuẩn dễ lây lan do mưa gió tạo thành vết thương, trên hạt nên vi khuẩn theo vết thương  và nguồn nước mưa xâm nhập vào hạt, vụ hè thu, thu đông bệnh vi khuẩn xảy ra nhiều. Bệnh đạo ôn trong mùa mưa cũng lây lan nhanh do mưa tạo ẩm độ cao nên bào tử nấm bệnh sẽ phát triển nhanh. Mưa tạo lớp hơi nước trong ruộng, nên bào tử phóng thích ra từ vết bệnh hình mắt én sẽ rơi trở lại ruộng bệnh sẽ phát rất nhanh, gây sụp mặt trên ruộng sạ dày.

2. Nguyễn Văn Nam huyện Càng Long Trà Vinh Số điện thoại 0944412511

Câu hỏi: Thời tiết có ảnh hưởng đến quá trình làm đòng của một giống lúa không? Để bón phân đón đòng đúng thời điểm thì mình xé đòng bao nhiêu cây và tại bao nhiêu chỗ,tỷ lệ bao nhiêu phần trăm thì bón phân đón đòng đúng.

        Nếu bón phân cân đối không dư đạm, quản lý ướt khô xen kẽ có hạn chế đổ ngã hay không?

Trả lời:Thời tiết hay cụ thể là nhiệt độ nóng, lạnh ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành đòng. Nếu nhiệt độ cao trên 32 độ thì thời gian hình thành đòng sẽ sớm hơn bình thường. Khi nhiệt độ trên 35 độ việc hình thành đòng khó hoàn thiện, tức là các bộ phận của một bông lúa sẽ không được hình thành đầy đủ, đặc biệt là tế bào hạt phấn sẽ bị khô chết đi. Điều này dẫn đến bông lúa trỗ ra bị lép không thụ phấn được. Nếu nhiệt độ thấp khoảng 22 độ đến 25 độ thì thời gian hình thành đòng sẽ kéo dài hơn do việc trao đổi chất, tạo năng lượng.. để phân hóa tế bào diễn ra chậm. Ngoài ra nếu nhiệt độ thấp dưới 20 độ thì hạt phấn cũng sẽ bị chết như trường hợp nhiệt độ cao trên 35 độ.

          Để đón đòng đúng thời điểm tức là vào lúc đang phân hóa mầm hoa để có thể gia tăng được số hạt trên bông, thì phải bón lúc bông lúa đang có đòng khoảng 1ly. Muốn xác định được thời điểm này cần phải lấy 10 bông lúa tại trên 5 điểm tại các chỗ khác nhau theo hình chéo góc  trên ruộng nếu có 7 bông/10 bông có đòng 1 ly thì bón phân là kịp thời nhất.

          Muốn ruộng lúa hạn chế đổ ngã nên cung cấp cho cây lúa đầy đủ Calci, silic, Kali, kết hợp với việc không bón dư đạm.

          Đầu tiên khi xới đất bón vào 20 kg vôi nung / 1000m2, ngâm nước 1 tuân sau đó tháo cạn trang bằng mặt đất, bón lót lân rồi sạ. Sạ phải sạ với lượng giống từ 100-150kg/ha. Khi bón phân có thể bón kali 1-2 kg trong 2 lần bón đầu . Nhìn lá lúa nếu thẳng đứng thấy có gai thì không cần bón silic, nếu không phải phun thêm silic. Sau lần bón đợt hai khoảng 1 tuần, tháo nước cạn, khoảng 10 ngày phun thêm sản phẩm Comcat 150WP cho rễ phát triễn sâu hơn. Đến đón đòng đưa nước vào bón phân đón đòng. Nếu làm được như vậy lúa sẽ hạn chế đổ ngã.

3. Anh Trần Văn Trí Tâm Huyện Thoại Sơn – An Giang số điện thoại 01213957071.

Câuhỏi:Tôi có 20 công ruộng đang giai đoạn lúa trỗ lẹt xẹt nhưng bị vi khuẩn. Định bón phân 7kg ure/1 công + 2kg Kali, ngày hôm sau phun Fillia + Totan thì có hổ trợ cho lá mau phục hồi không?

Trả lời: Việc đầu tiên trả lời anh về việc bón phân

-        Lúa đang bị bệnh không được bón đạm, bónđạm bệnh sẽ nặng hơn, phun thuốc khó hết.

-        Bón Kali được nhưng xem cây lúa có thiêu không vì đã bón giai đoạn đòng rồi. Cây lúa có biểu hiện thiếu Kali là trên lá già bị cháy hai bên mép từ phía đỉnh vào.

Anh muốn phun Fillia +Totan để trị bệnh cũng được, tuy nhiên chỉ trị được bệnh do vi khuẩn gây ra và đạo ôn, còn bệnh lem lép hạt do nấm.. ở giai đoạn này rất quan trong chưa được phòng.

Theo tôi anh nên phun cặp thuốc mà ngừa được cả đạo ôn, lem lép hạt nấm, lép vàng do vi khuẩn… thì tốt hơn ở giai đoạn này. Hoặc anh cộng thêm thuốc ngừa lem lép hạt.

4. Anh Nguyễn Đăng Khương  huyện Cái Bè Tiền Giang số điện thoại 01657345939

Câu hỏi:Tôi trồng giống lúa OM 4900 được 55 ngày tuổi có biểu hiện vàng lá do thiếu dinh dưỡng. Đất lúa bị nhiễm phèn, bộ rễ yếu, vậy tôi bổ sung dinh dưỡng bằng cách nào hiệu quả.

Trảlời: Nếu đất lúa anh bị nhiễm phèn, anh có thể tháo nước ra vào để rửa phèn, sau đó anh bón thêm DAP khoảng 2-3 kg/1000m2  để hóa giải phèn. Nếu bộ rễ lúa yếu, anh có thể phun Comcat 150WP của công ty Lúa Vàng sẽ kích thích cây lúa phát triễn bộ rễ. sau đó anh có thể bón thêm 2-3kgure /1000m2 để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây lúa.

5. Trần Văn Quốc Cao Lãnh Đồng Tháp số điện thoại 0916263414

Câu hỏi:Bộ lá đòng có liên quan tới năng suất lúa không? Tại sao khi lá đòng thẳng đứng năng suất cao hơn lá đòng nằm ngang ít sâu bệnh tấn công hơn.? Canh tác như thế nào để lá đòng thẳng đứng.

Trả lời:Bộ lá đòng liên quan trực tiếp đến năng suất ruộng lúa, là nhà máy cung cấp tinh bột cho hạt lúa. Bộ lá đòng thực hiện phản ứng quang tổng hợp qua các yếu tố: màu xanh diệp lục tố, ánh nắng mặt trời, nước được mang từ rễ lúa lên và khí CO2 từ không khí, tạo ra đường, chuyển hóa ra tinh bột tích lũy trong hạt lúa. Như vậy nếu bộ lá đòng đứng sẽ tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn nên các phản ứng quang tổng hợp xảy ra nhiều hơn, tinh bột tạo được nhiều hơn, năng suất sẽ cao hơn.

Muốn canh tác có được bộ lá đòng thẳng đứng, cần chú ý nhiều khâu như: làm đất lúc cày xới bón thêm vôi khoảng 20kg/1000m2 để vôi cung cấp Calci cho cây lúa sau này,  thân lúa sẽ cứng chắc, thứ hai sạ thưa từ 100-150kg/ha, sạ thưa sẽ giúp lá tiếp xúc ánh sáng nhiều hơn, thứ ba bón phân không dư đạm, bón phân lần 1, 2 bón thêm 1-2 kg Kali. Cuối cùng anh có thể phun thêm silic. Nếu canh tác như thế anh sẽ có được bộ lá đòng thẳng đứng.

Trần Thị Mai Phương
Nguyên chi Cục trưởng CCBVTV Long An