1. Anh Nguyễn Văn Minh huyện Kiên Giang số điện thoại 01658259165 hỏi:
Câuhỏi: Lúa 6976 45 ngày đã bón phân đón đòng nhưng đến nay 55 ngày cây lúa vẫn còn vàng, xin hỏi tôi bón phân thêm có được không? Nếu bón thì nên bón phân gì?
Trảlời: Nếu đến 55 ngày mà lúa anh có màu vàng, anh xác định chắc chắn là do thiếu phân thì anh có thể bón thêm đạm. Có thể bón khoảng 3 kg/1000m2. Vì giai đoạn này cây lúa chưa trỗ bộ rễ vẫn chưa bị thoái hóa nhiều, có thể hấp thu tốt phân bón. Sau này anh nên dùng bảng so màu lá lúa để bón phân cho đúng. Anh có thể đến các trạm BVTV huyện để xin bảng so màu lá lúa.
Nếu anh nhổ cây lúa thấy bộ rễ đen hay vàng thì nguyên cây lúa bị vàng không phải thiếu phân mà do không hấp thu được chất dinh dưỡng.
Nếu bị đen do bị ngộ độchữu cơ, tháo nươc bỏ, bón vôi đưa nước vào sau đó bón thêm DAP khoảng 3 kg.
Nếu rễ bị vàng tháo nước ra vào nhiều lần, bón thêm DAP khoảng 4-5kg.
2. Anh Danh Hoàng huyện Mỹ Tú Tỉnh Sóc Trăng số điện thoại: 01685730701
Câuhỏi:Lúa 50404 từ làm đòng đến trỗ bị xì phèn, khô cây xin cho biết cách phòng ngừa và khắc phục.
Trảlời: Nếu lúa anh bị xì phèn thì anh đưa nước ra, vào vài lần để rửa phèn, tuyệt đối không để ruộng khô nứt nẻ, xì phèn sẽ nặng hơn. Sau đó giữ mực nước trong ruộng khoảng 3-5cm bón vào 3-5kg DAP để hóa giải phèn. Phía trên anh phun Comcat 150WP của công ty Lúa Vàng ruộng anh sẽ hồi phục nhanh.
Còn hiện tượng khô cây anh cần xác định nguyên nhân là do cây không hấp thu được dinh dưỡng vì bộ rễ bị các độc tố sắt, nhôm bám vào, hay do nguyên nhân bệnh. Nếu chỉ do bị phèn thì khi phun Comcat kết hợp rữa phèn bón DAP rễ lúa sẽ phục hồi và cây lúa sẽ không bị khô cây. Còn nếu bị bệnh có thể do vi khuẩn, có thể do nấm.. cần có thêm triệu chứng rõ ràng hơn mới hướng dẫn được.
3. Trần Anh Việt huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp số điện thoại 0949034013
Câu hỏi: Calci, Silic sử dụng có tác dụng gì cho đất và có cải tạo được gì cho đất không?
Trảlời: Calci rất cần cho cây lúa nó góp phần vào việc hình thành vách tế bào giúp vách tế bào cứng chắc, góp phần hình thành vỏ của trái cây. Calci là chất chống độc cho cây, hạn chế sự hấp thu nhiều một số chất như NH4, Mg, K… Thiếu Calci cây sẽ rối loạn chức năng trao đổi chất, chức năng rễ không bình thường.
Calci góp phần thay đổi tính chất vật lý và hóa học của đất. Thay đổi tính chất vật lý là khi bón vôi vào đất sẽ kết tủa keo sét biến đất thành thể viên bền vững.
Thay đổi tính hóa học của đất là khi bón vôi vào đất sẽ làm tăng độ pH, giúp vi sinh vật gia tăng hoạt động phân hủy các chất hữu cơ thành khoáng cho cây hấp thu nhanh hơn. Khi bón Calci vào trong đất phèn, Ca sẽ trung hòa ion H+, hóa giải những ion độc trong đất phèn thành các hợp chất Hydroxid không độc, trong đất nhiễm mặn Ca sẽ đẩy Na ra khỏi hợp chất muối NaCl sau đó chúng ta đưa nước vào rữa Na, sẽ rữa được đất bị nhiễm mặn.
Silic không phài là chất thiết yếu cho cây. Thiếu Silic cây không chết, tuy nhiên cây hấp thu silic nhiều hơn N. 1 tấn lúa cây cần hấp thu 20kg N, và 80kg Silic.
Silic góp phần giúp cho thân, lá, rễ cứng chắc. Nếu bón đầy đủ, silic tập trung nhiều trên lá góp phần hình thành vách tế bào dưới lớp biểu bì, ngăn chặn sự xâm nhập nấm bệnh, vi khuẩn..
Silic có trong thành phần cầu tạo đất, trong đất chứa 28% silic.
4. Anh Nguyễn Văn Kéo huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang số điện thoại 01658770399
Câu hỏi: Giữa vi khuẩn thối thân, vi khuẩn cháy bìa lá và vi khuẩn gây lem lép hạt có hoàn toàn giống nhau không? Những đối tượng này thường xuất hiện giai đoạn nào của cây lúa.
Trả lời: Vi khuẩn thối thân là vi khuần Erwina, Vi khuẩn này thường có trong nước khi cây lúa bị vết thương thân, rễ, vi khuẩn sẽ theo vết thương xâm nhập vào cây lúa tạo thành thối thân, thối rễ. bệnh thường xảy ra khi cấy lúa ở giai đoạn đẻ nhánh. Vi khuẩn cháy bìa lá là vi khuẩn XanthomonasOryzae, vi khuẩn này xâm nhập vào lá qua các vết thương theo nước mưa, gió… Bệnh này thường xảy ra nặng khi lúa chuyển sang giai đoạn đòng.., vi khuẩn gây lem lép hạt có nhiều loại như vi khuẩn gây cháy bìa lá cũng gây lem lép hạt, vi khuẩn Burkhoidernia Plumae gây lép vàng…,vi khuẩn này xâm nhập vào hạt lúc lúa bắt đầu trỗ.
5. Anh Nguyễn Văn Nghĩa huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng số điện thoại 0926942769.
Câuhỏi: Lá đòng thứ tư có vai trò gì, dưỡng thêm lá thứ tư có tăng năng suất không ? Hay chỉ cần ba lá đòng thôi là đủ?
Trả lời: Phải nói rõ là lá thứ tư của bộ lá đòng- Bộ lá đòng bao gồm một lá cờ và ba lá công năng 1,2,3,4. Nhiệm vụ của bộ lá đòng lá quang tổng hợp, tức là lấy anh sáng mặt trời, màu xanh của lá, nước từ bộ rễ lên và khí CO2 có trong không khí gây ra phản ứng quang tổng hợp tạo ra đường và được Kali vận chuyển vào hạt chuyển hóa thành bột.Hạt lúa no hay không cũng nhờ vào bộ lá đòng này. Lá cờ tổng hợp khoảng 40% tinh bột trong bông lúa, lá thứ 1 tồng hợp khoảng 25- 30%
Lá thứ 2 khoảng 25-30% lá thứ tư khoảng tổng hợp khoảng 10% tinh bột , một nửa đem về hạt, một nửa đem về nuôi rễ. Như vậy nếu còn giữ được 4 lá thì lá thư tư vừa góp phấn cho bộ rễ giảm thoái hóa, còn bổ sung thêm tinh bột cho bông lúa. Và dĩ nhiên khi còn lá thứ tư trong bộ lá đòng thì năng suất sẽ cao hơn.
Trần Thị Mai Phương
Nguyên Cục trưởng cục BVTV Long An