Thứ Ba,22/04/2025 22:36   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 14
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 14

Nghiên cứu – Trao đổi

Nguyễn Đình Chiểu với “Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc” được xếp hạn di tích cấp Quốc gia vào ngày 27/11/1997 22/04/2025
Nguyễn Đình Chiểu hiệu là Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (tức 1/7/1822) tại Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh) trong một gia đình nhà nho. Thân sinh ông là cụ Nguyễn Đình Huy, một viên quan nhỏ dưới quyền Tả quân Lê Văn Duyệt, Chánh quán xã Bồ Điền, tổng Phò Ninh, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên (nay là huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo Lê Văn Duyệt vào Nam, Nguyễn Đình Chiểu cưới thêm một người vợ thứ tên là Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới huyện Bình Dương, phủ Tân Bình,tỉnh Gia Định. Nguyễn Đình Chiểu là con đầu lòng. Thời thơ ấu Nguyễn Đình Chiểu được cha mẹ chăm sóc việc học tập, lại được sự dạy dỗ của một thầy đồ trong làng.
Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-1835), Nguyễn Đình Huy đã đưa Nguyễn Đình Chiểu ra Huế, gửi cho một người bạn làm Thái phó tại triều để theo đường nghiên bút. Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu trở về Gia Định, ghi tên ứng thí và đỗ tú tài khoa khoa thi năm Quí Mão (1843) ở trường thi Gia Định. Năm 25 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu trở ra kinh đô lần thứ hai để thi khoa Kỷ Dậu (1849). Kỳ thi chưa đến thì ông được tin thân mẫu lâm bạo bệnh và từ trần năm 1848, Nguyễn Đình Chiểu bỏ thi, về Nam chịu tang mẹ. Vì quá lo buồn thương khóc mẹ, trên đường về ông lâm bệnh và bị mù cả đôi mắt.
  Năm sau, Nguyễn Đình Chiểu về đến Gia Định.Mãn tang, ông tổ chức dạy học ở Bình Vi (Gia Định), học trò theo học rất đông.Ngoài việc dạy học, ông còn bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn.Chính vì thế mà Nguyễn Đình Chiểu có điều kiện sống gắn bó với nhân dân hơn, hiểu biết về đồng bào mình sâu sắc hơn. Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện thơ dài đầu tiên Lục Vân Tiên. Tác phẩm mang dấu ấn tự truyện này nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Một học trò của ông là Lê Tăng Quýnh, vì nể trọng tài năng và nhân cách, lại vừa thương cảm hoàn cảnh của thầy,đã xin gia đình gả người em gái là Lê Thị Điền cho ông.
  Ngày 17-2-1859, giặc Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Quyết không sống chung với giặc, ông cùng gia đình về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Phước Lộc, Quận Cần Giuộc. Ở đây ngày 16/12/1861,xảy ra trận tập kích quân pháp tại đồn Tây Dương. Trong trận này 15 nghĩa quân đã hy sinh. Xúc động trước tấm lòng dũng cảm và hy sinh oanh liệt của những người nghĩa sĩ nông dân, Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên áng văn bất hủ “Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc”. Cũng tại nơi đây ông đã hoàn chỉnh thêm tác phẩm “Dương từ Hà Mậu”, một tác phẩm dài 3.448 câu thơ mang nội dung phêp hán sâu sắc âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch và lên án những kẻ vô trách nhiệm, thờ ơ trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân đau khổ lầm than.
Trước sức mạnh của thực dân Pháp, ngày 5/6/1862, triều Đình Huế ký hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Không chịu sống trong những vùng chiếm đóng của giặc, Nguyễn Đình Chiểu rời Cần Giuộc, chuyển về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến tre. Tại đây, ông tiếp tục mở trường dạy học và làm thuốc, chữa bệnh cho dân. Năm 1864, khi nghe tin Trương Định anh dũng hy sinh, nhà thơ cảm xúc viết bài Văn tế và Mười hai bài thơ liên hoàn, điếu người anh hùng của dân tộc. Đến năm 1867, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ mất vào tay giặc, Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ điếu họ Phan với ít nhiều ngụ ý phê phán. Ngư tiều y thuật vấn đáp là tác phẩm cuối cùng của ông được viết ngay trên vùng đất này bằng một nghệ thuật già dặn hơn,với những niềm tâm sự sâu lắng hơn, trước cảnh đất  nước bị rơi vào tay giặc. Tuy nhiên, tấm lòng trung kiên bất khuất trọn vẹn với nước với dân của ông vẫn không suy suyển. Vẫn ngôi nhà lá đơn sơ, vẫn cuộc sống thanh bạch, Nguyễn Đình Chiểu trước sau kiên quyết bất hợp tác với giặc, dứt khoát từ mọi sự mua chuộc của chúng. Ngày 3/7/1888, Nguyễn Đình Chiểu trút hơi thở cuối cùng. Với công lao to lớn của Nguyễn Đình Chiểu, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre đã xây dựng Khu tưởng niệm ông ngay tại khu lăng mộ của ông tại xã An Đức,huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ngày 22/12/2016, Di tích Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu được Thủ tướng Chính phủ xếp hạn là di tích Quốc gia đặc biệt. Đồng thời, chùa Tôn Thạnh ở làng Thanh Ba, huyện Phước Lộc, Quận Cần Giuộc nay là xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, nơi Nguyễn Đình Chiểu viết “Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc”được xếp hạn di tích cấp Quốc gia vào ngày 27/11/1997. Năm 2021, Nguyễn Đình Chiểu được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là danh nhân văn hoá thế giới./.
                                  Bài và ảnh: T. T. B




Các tin khác: