Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (ChronicObstructivePulmonary Disease-COPD) là bệnh phổ biến, đặc trưng bởi sự hạn chế luồng khí thở ra, biểu hiện thường gặp của bệnh là ho, khạc đờm dai dẵng và khó thở.
Bệnh kéo dài, người bệnh bị suy giảm chức năng phổi, hạn chế hoạt động thể lực, suy giảm chất lượng cuộc sống, tàn phế và có thể tử vong. Việt Nam, tỉ lệ lưu hành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,2% dân số trên 40 tuổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm 2 tình trạng: Viêm phế quản mạn tính: Là tình trạng viêm mạn tính của phế quản khiến phế hẹp lại và giới hạn luồng thông khí, tạo điều kiện cho đàm tích tụ gây khó thở. Khí phế thũng: Là tình trạng các túi khí (phế nang) trong phổi bị tổn thương mất tính đàn hồi.
Hầu hết những người bị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều có cả hai tình trạng phế nang không co giãn và hẹp đường dẫn khí, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của mỗi tình trạng này khác nhau ở mỗi người.
Ai dễ mắc bệnh Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Nam giới trên 40 tuổi.
Người hút thuốc lá, thuốc lào (bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động
Người sinh sống lâu dài nơi ô nhiêm môi trường trong nhà, ngoài nhà.
Người có liên quan: khói bếp than, bếp cui, bếp rơm rạ, hơi khí độc hóa chất, bụi công nghiệp.
Ngườihay bị nhiêm khuẩn hô hấp tái diễn
Biểu hiện của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Ho, khạc đờm kéo dài, là triệu chứng thường gặp. Ho dai dẳng hoặc gián đoạn từng đợt , thường ho khạc đờm về buổi sáng. Khó thở, tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, sau khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục.
Các triệu chứng ho khạc đờm xuất hiện trước, sau đó mới xuất hiện thêm khó thở, khi khó thở mà bệnh nhân cảm nhận được lúc đó bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Diễn tiến Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Thở nhanh, lo lắng, căng phồng phổi, khó thở, giảm vận động, giảm chất lượng cuộc sống.
Làm gì để nhận biết sớm Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: trả lời 5 câu hỏi sau:
1. Ông/bà có ho vài lần trong ngày ở hầu hết các ngày?
2. Ông/bà có khạc đàm ở hầu hết các ngày?
3. Ông/bà có dễ bị khó thở hơn những người cùng tuổi?
4. Ông/bà có trên 40 tuổi?
5. Ông/bà còn hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá?
Nếu trả lời "Có” từ 3 câu trở lên thì ông/bà đã có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
BSCKI Nguyễn Tấn Hiền - GĐBV Phổi Long An báo cáo Chuyên đề
…............
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh tiến triển theo thời gian, gây khó thở và các biến chứng nghiêm trọng khác, đe dọa mạng sống người bệnh. Gánh nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt Nam là sự trăn trở của ngành y tế trong lĩnh vực hô hấp. Nhận biết sớm, điều trị sớm Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giúp người bệnh hòa nhập cộng đồng, tránh tàn phế do bệnh gây ra. Người bệnh biết cách tự rèn luyện cơ thể giúp cải thiện chức năng hô hấp, cải thiện sức khỏe giảm chi phí do bệnh tật gây ra. Bệnh có thể dự phòng và điều trị được./.
Bài và ảnh: N.T.H