Thứ Sáu,09/05/2025 16:07   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 12
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 12

Tin trong tỉnh

Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới ở Long An đến năm 2030 03/11/2023

Ngày 07/6/2023,UBND tỉnh Long An có Kế hoạch số 1541/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình số 38-CTr/TU ngày 12/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2030”.  Ngày 18 tháng 10 năm 2023, SởKH&CN có Công văn số 1612 triển khai thựchiện Kế hoạch số 1541/KH-UBND ngày 07/6/2023 của UBND tỉnh Long An.

Kế hoạch 1541 của UBND tỉnh Long An xác định rõ mục đích:

-    Quántriệt, nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của các sở, ngành, địaphương về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong tình hình mới.

-    Xác định,phân công cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ cho các sở ngành, địa phương nhằm triểnkhai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải phápđược giao tại Chương trình số 38-CTr/TƯ ngày 12/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chỉ đạo củatỉnh, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc phát triển và ứng dụng công nghệsinh học trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch 1541 của UBND tỉnh Long An yêu cầu:

-    Các sở,ngành, địa phương trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, chủ độngtham mưu cũng như tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, có trọng tâm,trọng điểm các nhiệm vụ giải pháp đã được xác định và phân công thực hiện tạiKe hoạch.

-    Trongquá trình triển khai thực hiện cần tăng cường phối hợp, lồng ghép các nội dungnhiệm vụ, đảm bảo gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ trọng tâm về phát triếnkinh tế- xã hội của tỉnh.

-    Đẩy mạnhcông tác thông tin tuyên truyền và phổ biến các chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phụcvụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong tình hình mới.

Các nhóm nhiệm vụ giải pháp triển khai,thực hiện Kế hoạch:

1. Tăng cườngthông tin, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triểnvà ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới

-   Phổ biến,quán triệt nội dung Chương trình số 38-CTr/TƯ ngày 12/4/2023 của Ban Thường vụTỉnh ủy đảm bảo nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả.

-   Đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước gắn với các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnhnhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhândân, doanh nghiệp và cộng đồng, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tồchức, cá nhân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng về công tác phát triển và ứngdụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

-   Tổ chứccác hoạt động khuyến nông, khuyến công, hội thảo, hội nghị chuyên đề để giớithiệu, tập huấn, hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cấp,các ngành về các tiến bộ, kỹ thuật của công nghệ sinh học trong điều kiện thựctế của tòng địa phương.

- Phổ biến kiến thức, thành tựu khoa học vàcông nghệ mới nhất về công nghệ sinh học; kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao côngnghệ, giới thiệu doanh nghiệp công nghệ sinh học trên các phương tiện thông tinđại chúng. Tuyên truyền, khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh họcđược sản xuất trên địa bàn tỉnh.

-   Xây dựngchương trình, kế hoạch tuyên truyền nhân rộng những mô hình tốt trong nghiên cứu,ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh.

2.                   Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chínhsách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới

-   Xây dựngcơ chế chính sách thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư phát triển côngnghệ sinh học theo quy định hiện hành.

-   Ràsoát, bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội nhất là về thuế, đất đai,vốn,... nhằm thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, hàngđầu đầu tư phát triển công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định củapháp luật.

-   Áp dụng,vận dụng hiệu quả các cơ chế phối họp đảm bảo mối liên kết, gắn bó giữa các tổchức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụngcông nghệ sinh học theo đúng quy định của pháp luật.

-   Tạo điềukiện để các doanh nghiệp khoa học và công nghệ đầu tư nghiên cứu, tiếp nhận làmchủ được công nghệ sản xuất, phát triển sản phẩm công nghệ sinh học phục vụphát triển sản xuất và đời sống.

-   Triểnkhai chính sách hỗ trợ nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộcông nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

3.                   Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sảnxuất và đời sống; phát triến công nghệ sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quantrọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

3.1.   Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng hiệu quảcông nghệ sinh học trong lĩnh yực nông nghiệp

-   Tạo racác giống cây trồng, vật nuôi mới thích nghi với biến đổi khí hậu, chống chịusâu bệnh, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao để phục vụ tôt nhucâu chuyến đối cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nền nôngnghiệp thông minh, an toàn, hiệu quả, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quỷ,hiếm.

-   Nângcao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyến giao khoa học, công nghệ, xây dựngcác mô hình ứng dụng công nghệ sinh học (phương pháp, kỹ thuật, chế phẩm sinh học)phục vụ sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch,đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng vàkhả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa nhằm phát triển bền vững các hàng hóanông sản chủ lực của tỉnh.

-   Sử dụngcác chế phẩm vi sinh xử lý các chất thải trong nông nghiệp thành phân bón hữucơ, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, khép kín, hỗ trợ lẫn nhauvà bảo vệ môi trường sinh thái.

-   Đẩy mạnhnghiên cứu và ứng dụng công nghệ gen, công nghệ vi nhân giống để tạo ra các giốngcây trồng có đặc tính ưu việt, sạch bệnh, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinhtế cao, có khả năng chống chịu với điều kiện biến đối khí hậu và phù hợp với điềukiện tự nhiên của tỉnh.

-   Nghiêncứu, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng các công nghệ về sinh sản, đặc biệt làcông nghệ sản xuất, bảo quản tinh đông lạnh và phương pháp thụ tinhnhân tạo để lai tạo ra các giống vật nuôi có năng suất,chất lượng tốt, sức chống chịu và kháng bệnh cao trước các điều kiện bất lợi củamôi trường; đồng thời sử dụng rộng rãi công nghệ biogas, công nghệ đệm lót sinhhọc và các chê phẩm sinh học trong chăn nuôi, chế biến và bảo quản nông lâm thủysản thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, xử lý các phụ phẩm, phế phẩm, chấtthải từ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

-   ứng dụngvà phát triển công nghệ sinh học phục vụ sản xuất: phân bón vi sinh/chế phẩm cảitạo đất, chế phẩm bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốcthực vật, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người, vật nuôi; tạo cơ sởhình thành nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn mang lại giá trị gia tăng cao vàphát triển bền vững.

-   Nghiêncứu, ứng dụng và phát triển công nghệ enzym, protein, vi sinh vật tạo sản phẩmnâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng vật nuôi, nâng cao sức đề kháng đối vớicác yếu tố sinh học và phi sinh học.

-   ứng dụngcông nghệ di truyền, công nghệ nuôi cấy mô trong chọn, tạo, nhân giống các giốnglúa thuần, lúa chất lượng cao và một số giống cây trồng phục vụ sản xuất hànghóa; công nghệ mô, hom trong chọn, tạo, nhân giống các giống cây lâm nghiệp;phân lập trong chọn, tạo, nhân giống cây trồng,...

-   Nghiêncứu khai thác hệ sinh vật đất để nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng, phục hồi,ổn định và nâng cao độ phì của đất canh tác cây trồng nông nghiệp chủ lực.

-  ứng dụngkỹ thuật quản lý, sử dụng tổng họp tài nguyên đất và nước; các chế phẩm sinh họcthế hệ mới, KIT chẩn đoán, quản lý dịch bệnh cây trồng và kiểm soát dư lượngcác chất cấm trong nông sản có nguồn gốc từ cây trồng và giám định, chẩn đoán độphì nhiêu, sức khỏe đất trồng trọt, nước tưới.

-  Nghiêncứu ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao sức đề kháng của cây trồng, tạovaccin phòng bệnh cây trồng.

-  ứng dụngsản phẩm công nghệ sinh học (test chẩn đoán nhanh), công nghệ nuôi cấy tế bào(vacxin) trong chẩn đoán, phòng trị một số bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi, thủysản như: Cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn, dịch tả lợn,...ứng dụng bộ sinh phẩm KIT phát hiện nhanh, kiểm soát dư lượng các chất cấmtrong thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, thủy sản,...

-  ứng dụngcông nghệ lai tạo và di truyền trong sản xuất cá giống nhằm tạo ra con giống cónăng suất, chất lượng cao, có khả năng sinh trưởng, phát triển và mang lại hiệuquả kinh tế cao.

-  Ưu tiênđầu tư xây dựng và áp dụng các quy trình nuôi thân thiện với môi trường (luâncanh, xen canh, siêu thâm canh, quảng canh cải tiến,...) nuôi công nghệ cao (trảibạt, màn phủ,...) nhằm tạo các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về chứng nhận chấtlượng của các tồ chức quốc tế (GlobalGap, Organic, ASC, BAP,...).

-  Nghiêncứu, ứng dụng các phương pháp sinh học trong bảo quản các sản phẩm thủy sản(màng sinh học, muối vô cơ, điều chỉnh pH,...) nhằm hạn chế sự hao hụt giá trịdinh dưỡng của các sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

-  Hìnhthành cơ sở dữ liệu ADN/barcode/chỉ thị phân tử đối với nguồn gen di truyền bảnđịa làm cơ sở cho việc bảo tồn, khai thác, phục tráng và phát triển, bảo hộthương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với nhóm sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đặc sảncủa tỉnh.

-  Pháttriển, ứng dụng, hiện đại hóa công nghệ sinh học trong chế biến cácsản phẩm an toàn, hiệu quả, có giá trị cao từ nguồnnguyên liệu của tỉnh.

-  Đẩy mạnhứng dụng các quy trình, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, chế phẩm sinh họcvào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng, bảo quản và chế biến nông,lâm, thuỷ sản, đặc biệt là chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất, vắcxin trong phòngchống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

3.2.   Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh họctrong lĩnh yực y tế

-                        Nghiêncứu, phát triển và ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh,công nghệ di truyền,... để phát triển sản xuất giống các loài cây dược liệu cógiá trị dược tính, giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen cây dược liệu của tỉnh.

              -Sản xuất nguyên liệu và các loại thuốc sinh học,thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược và từ nguồn cây dược liệu của tỉnhphục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

-                        Áp dụngnghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ sinh học trongcông tác phục vụ sơ chế, bảo quản an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm sức khỏe và đờisống nhân dân.

-   Tậptrung nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp triển khai cácnhiệm vụ khoa học và công nghệ trong việc tiếp nhận và ứng dụng công nghệ sinhhọc tiên tiến, hiện đại để trồng và chế biến các sản phẩm từ nguồn cây dược liệutrên địa bàn tỉnh.

-   Tăng cườngnghiên cứu ứng dụng tiếp nhận và triển khai ứng dụng các quy trình kỹ thuật hiệnđại trong viậc xác định các vi sinh vật gây bệnh nhằm hỗ trợ cho công tác chẩnđoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và phòng, chống dịch bệnh; sản xuất các giốngdược liệu, hoạt chất từ dược liệu, và các loại thực phẩm chức năng phục vụ tiêudùng trong nước và xuất khẩu.

Tăng cường thực hiện các xét nghiệm vi sinh,sinh hoá trong thực phấm, sử dụng hiệu quả các bộ KIT để kiểm tra nhanh an toànvệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng đời sống cho ngườidân.

3.3.   Nghiên cứu, phát triển và ửng dụng công nghệ sinh họctrong lĩnh vực môi trường

-   ứng dụngcông nghệ sinh học để xử lý các loại rác thải, nước thải, chất thải gây ô nhiễmngay tại cơ sở, nhất là ở các khu công nghiệp, các bệnh viện, các trung tâmthương mại, chợ, các khu dân cư, khu đô thị,...; nghiên cứu ứng dụng công nghệsinh học trong quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường; nghiên cứu và ứng dụngcông nghệ sinh học để phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên (đất đai, nước, khôngkhí, tài nguyên đa dạng sinh học,...).

-   ứng dụngcông nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đối khí hậu, giảmthiểu suy thoái, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiênnhiên, đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên góp phần xây dựng nềnkinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, sản xuất nhiên liệu, vật liệu sinh học thânthiện môi trường.

-   Nghiêncứu, ứng dụng các chế phấm sinh học để xử lý hiệu quả chất thải công nghiệp chếbiến thủy sản, chất thải chăn nuôi, chất thải nuôi trồng thủy sản,... nhằm giảmthiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất.

-   Tiếp nhậnvà chuyển giao các công nghệ mới để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác thải,phế phẩm nông nghiệp, bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải nhằm khépkín các quy trình sản xuất, mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

-   Nghiêncứu ứng dụng công nghệ sinh học để phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, giữ gìnvà sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên vì mục tiêu phát triên bền vững của tỉnh.

3.4.  Nghiêncứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công thương

-   Nghiêncứu quy hoạch phát triển công nghệ sinh học, khai thác tối đa lợi thế của tỉnhsản xuất các sản phẩm chủ lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; liên kếtdoanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm công nghệ sinh học.

-   Hỗ trợdoanh nghiệp công nghệ sinh học nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới, sở hữutrí tuệ, nghiên cứu sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học quy mô công nghiệp,xây dựng thương hiệu, thương mại hóa sản phẩm, khai thác, sử dụng hiệu quả cácphát minh, sáng chế công nghệ sinh học có giá trị cao, ứng dụng hiệu quả.

-   Có cơchế chính sách hoàn thiện và đồng bộ hóa các trang thiết bị hiện có của đơn vị/doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh để tiếp nhận và thực hiện chuyển giao các quy trìnhcông nghệ sinh học tiến tiến, quy mô lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất tại địaphương.

-   Khuyếnkhích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động tiếpnhận và chuyển giao công nghệ sinh học để phục vụ phát triển công nghiệp chế biến.

3.5.  Ứngdụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong lĩnh vực an ninh quốc phòng

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhậnthức, phổ biến kiến thức và giới thiệu các thành tựu ứng dụng công nghệ sinh họctrong công tác an ninh quốc phòng; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệsinh học trong đấu tranh phòng, chống, truy tìm tội phạm; đối phó có hiệu quảcác tác nhân sinh học được sử dụng trong phòng, chống tội phạm phục vụ công tác đảm bảo anninh, quốc phòng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

4.                   Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học,tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệsinh học

4.1.  Xâydựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học

-   Triểnkhai đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ phát triển và ứng dụngcông nghệ sinh học gắn với chương trình phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầuphát triển công nghiệp và nông nghiệp tỉnh.

-   Nghiêncứu áp dụng hiệu quả các mô hình đào tạo nhân lực công nghệ sinh học tù’ giáo dụcphổ thông đến đại học.

-   Gắncông tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và nhu cầu thực tiễn từ các đơn vị sửdụng lao động, bảo đảm số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứngyêu cầu trong tình hình mới.

-   Tậptrung đào tạo mới và đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ khoa học kỷ thuật có trìnhđộ cao về công nghệ sinh học của các trung tâm, tồ chức, doanh nghiệp đáp ứngyêu cầu nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất.

-   Khuyếnkhích, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệptrong lĩnh vực công nghiệp sinh học, đào tạo chuyển giao công nghệ từ nướcngoài.

4.2.  Tăngcường đầu tư cơ sở vật chất

-   Ràsoát, đánh giá thực trạng đầu tư, khai thác các nguồn lực, nhất là nguồn lựccông cho phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trên các lĩnh vực là lợi thế củatỉnh như tập trung các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, môi trường, khoa học côngnghệ,... từ đó có giải pháp liên kết, hợp tác khai thác hiệu quả các nguồn lựccông, tư cho phát triển công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh.

-   Ưu tiênbố trí nguồn vốn đầu tư nhằm hoàn thiện và đồng bộ hóa các trang thiết bị hiệncó hoạt động lĩnh vực công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh để tăng cường năng lựcnghiên cứu tiếp nhận, ứng dụng và thực hiện chuyển giao các quy trình công nghệsinh học tiến tiến, quy mô lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất tại địa phương và manglại hiệu quả kinh tế cao.

-   Nângcao năng lực các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, như: Trung tâm ứng dụng,kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp; Trungtâm Khuyến nông; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Dịch vụ tài nguyên vàmôi trường,... để làm các đơn vị đầu mối tiếp nhận và chuyển giao công nghệsinh học, trực tiếp đưa công nghệ vào sản xuất tại địa phương; từng bước xây dựngvà phát triển công nghiệp công nghệ sinh học.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lựckhoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị nhằm sảnxuất sản phẩm công nghệ đạt yêu cầu trong nước và quốc tế.

-   Nângcao năng lực các tổ chức khoa học và công nghệ, các phòng kỹ thuật công nghệ củacác doanh nghiệp để có đủ khả năng tiếp cận, nghiên cứu, triển khai các côngnghệ mới phục vụ phát triển công nghiệp sinh học.

-   Khuyếnkhích doanh nghiệp, họp tác xã đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm kiểm tra chấtlượng nông, lâm sản và thủy sản, đánh giá an toàn sinh học các sản phẩm côngnghệ sinh học đạt tiêu chuẩn và xây dựng các phòng thí nghiệm công nghệ sinh họcđảm bảo theo quy định; đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm công nghệ sinh họcthuộc các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

5.                   Đẩy mạnh họp tác trong nước và quốc tế vềcông nghệ sinh học

-   Kêu gọi,khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, hợp tác trong lĩnh vựccông nghệ sinh học.

-   Tăng cườnghọp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa họctrong và ngoài tỉnh nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên sâu vềcông nghệ sinh học các cấp trên địa bàn tỉnh; phối hợp các cơ quan khoa học ởTrung ương, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nghiên cứu và chuyển giaocác tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học phù họp với địa phương.

-    Đẩy mạnhhợp tác quốc tế để trao đổi thông tin dữ liệu, học hỏi kinh nghiệm, tổ chức thựchiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học;tiếp cận, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sinh học tiên tiến vào sản xuất nhằmphát triển ngành công nghệ sinh học của tỉnh.

-    Ràsoát, bổ sung cơ chế chính sách mua, chuyển giao, trao đổi công nghệ sinh họctheo hướng dẫn của Bộ ngành Trung ương, trong đó quan tâm nghiên cứu, chuyểngiao công nghệ mới, công nghệ có giá trị cao của khu vực và thế giới; họp tácnghiên cứu mô hình phát triển kinh tế sinh học, quản lý tài nguyên, quản lýkinh tế, xã hội bền vững với các tổ chức/doanh nghiệp có trình độ công nghệsinh học phát triển.

-    Tạo điềukiện thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động hợp tác và tiếp nhận, chuyển giaocông nghệ sản xuất công nghiệp sản phẩm công nghệ sinh học có lợi thế cạnhtranh từ nước ngoài.

-    Tồ chứctham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triên công nghiệpsinh học. Học hỏi kinh nghiệm, thu hút đâu tư, tranh thủ sự giúp đỡ từ các nướccó mối quan hệ hợp tác quốc tế với tỉnh.

-    Chủ độngxây dựng các chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các viện nghiên cứu, cáctrường đại học có đào tạo lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh họccũng như các tỉnh, thành lân cận có thế mạnh trong lĩnh vực này để trao đổi thôngtin dữ liệu, tranh thủ kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển côngnghệ sinh học.

Xây dựng kế hoạch tham gia tổ chức các cuộc hộithảo, chợ công nghệ nhằm giới thiệu các thành tựu trong lĩnh vực công nghệ sinhhọc, tạo cơ hội giao lưu, hợp tác, kết nối cung cầu, thúc đẩy phát triển côngnghệ sinh học, công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: N.T.H




Các tin khác: