Sáng ngày 6/10/2023, tại Hội trường Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI và 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
Đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự Hội nghị điểm cầu cấp tỉnh.
Long An có diện tích tự nhiên là 4.494,94 km², dân số hơn 1,7 triệu người; có vị trí chiến lược hết sức quan trọng là cửa ngõ giao thoa giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa giữa 02 vùng; liền kề Thành phố Hồ Chí Minh và có biên giới giáp với Vương Quốc Campuchia. Toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện; 188 xã phường thị trấn. Đảng bộ tỉnh có 19 Đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy. Toàn tỉnh có 901 tổ chức cơ sở đảng; 2.652 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; tổng số đảng viên là 51.583 đảng viên (tínhđến 31/8/2023).
Hiện tỉnh có 38 dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với trên 15.700 người (chiếm0,93% dân số) có 10 tổ chức đại diện tôn giáo cấp tỉnh với 533 cơ sở thờ tự, có7.189 chức sắc chức việc và 426.147 tín đồ (chiếm tỉ lệ 25,2% dân số của tỉnh).
Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của BCHTW Đảng khóa XI, những mục tiêu, quan điểm của Đảng về công tác dân vận được thực hiện một cách nghiêm túc, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ,đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng; nhất là ý thức trách nhiệm tính gương mẫu của người đứng đầu được nâng lên, phương thức công tác dân vận được đổi mới sát với thực tiễn địa phương, cơ sở.
Công tác dân vận chính quyền được đẩy mạnh, dân chủ được phát huy; các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được triển khai rộng khắp, phát huy được hiệu quả, góp phần tích cựctrong phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Công tác dân vận của lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy vai trò tích cực trongcông tác tuyên truyền, vận động, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; thực hiện tốt giám sát, phản biện xã hội, tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh… Qua đó, tạo sự đồng thuận xã hội và góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp,khó lường, những vấn đề phát sinh từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh sẽ tác động đến điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, thu nhập và việc làm của nhân dân; quá trình hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh đi liền với công nghệ thông tin, công nghệ số sẽ làm thay đổi về mặt dân trí, về lối sống, các mối quan hệ ứng xử trong xã hội.
Nền kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập và phát triển, tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng được đảm bảo; các chính sách, pháp luật ngày càng hoàn thiện; nhân dân ngày càng ý thức hơn đối với việc phát huy và thực hiện quyền làm chủ.
Bên cạnh kết quả, thành tựu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳđã đạt được; tình hình an ninh trật tự ở khu vực biên giới, an ninh nông thôn trên địa bàn vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, các thế lực thù địch,phản động, đối tượng cơ hội chính trị ra sức tuyên truyền sai lệch làm giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước
Những thách thức, tình hình trên, đòi hỏi đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức Đảng giải phát huy ý chí tự lực, tự cường; phương pháp, cách thức vận động nhân dân phải có sự đổi mới, linh hoạt thích ứng phù hợp, thiết thực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới./.
Bài: N.T.H