Những điểm mới của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Mục đích xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022
Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm bảo đảmquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nướcta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhândân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Nhân dân là người chủ của đấtnước. Xây dựng cơ sở pháp lý và cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ đãđược Hiến pháp năm 2013 quy định. Giải quyết những hạn chế, bất cập phát sinhtrong thực tiễn thi hành Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịpthời theo quy định của pháp luật. Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn vàquyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở. Kiểm tra, giám sát,kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hànhvi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thựchiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
1. Về phạm vi điều chỉnh
Hiện nay việc thực hiện dân chủ quy định ở 03 nhóm đối tượng được điềuchỉnh ở 03 văn bản khác nhau, cụ thể: ở xã, phường, thị trấn thì có Pháplệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; ở cơquan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thì có Nghị định04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; ở các doanh nghiệp ngoài nhà nướcthì thực hiện dân chủ tại nơi làm việc theo Nghị định145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Bộ luật Laođộng về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 quy định về nội dung, cáchthức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiệndân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việcbảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật đến cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức có sửdụng lao động.
2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định 06 nguyên tắc. Trên cơ sởkế thừa 05 nguyên tắc của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn năm2007 (Pháp lệnh 34), đồng thời bổ sung 01 nguyên tắc và một số nội dungtrong nguyên tắc của pháp lệnh 34 như: vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơsở; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bìnhthường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụnglao động; tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dânchủ ở cơ sở; tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiếnnghị, phản ánh của Nhân dân.
6 nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo Luật năm 2022 gồm:
+ Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, ngườilao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thựchiện dân chủ ở cơ sở.
+ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốtcủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiệndân chủ ở cơ sở.
+ Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạtđộng bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức cósử dụng lao động.
+ Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân.
+ Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trìnhtrong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
+ Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiếnnghị, phản ánh của Nhân dân.
3. Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
Luật Thực hành dân chủ ở cơ sở năm 2022 quy định 02 địa điểm đểthực hiện dân chủ cơ sở, đó là tại nơi cư trú, tại nơi làm việc, cụ thể:
+ Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tạithôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.
+ Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao độngthực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơnvị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơquan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.
+ Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổchức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động.Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việcthực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ,nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và phápluật có liên quan.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Pháp lệnh 34 không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dântrong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Luật Thực hiện dân chủ ở cơsở quy định cụ thể 4 quyền và 5 nghĩa vụ của công dân trongthực hiện dân chủ ở cơ sở.
Luật năm2022 cũng quy định thêm Quyền thụ hưởng của công dân,cụ thể:
+ Được Nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảmthực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, vănhóa, xã hội. Được bảo đảm thực hiện các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở theoquy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợppháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật vàquyết định của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức ở nơi mình cưtrú, công tác, làm việc.
+ Được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội,chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương, cơquan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động và kết quả thực hiện dânchủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
+ Được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sảnxuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bảnthân, gia đình và cộng đồng.
5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã kế thừa các hành vi bị nghiêmcấm trong Pháp lệnh 34, đồng thời bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấmnhư:
+ Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiệndân chủ ở cơ sở.
+ Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệchkết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.
6. Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Pháp lệnh 34 và Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ tronghoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập không cóđiều khoản riêng về xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 đã quy định cụ thể việc xử lý hành vivi phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở sẽ bị xửphạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệthại, xử lý kỷ luật.
7. Về công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn
Theo Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn thì có 11 nhóm nộidung phải công khai, còn theo Luật Tiếp cận thông tin thì có 14 nhóm nội dungphải công khai ở xã, phường, thị trấn trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nướchoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật.
So với Pháp lệnh 34 thì Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở bổ sungthêm một số nội dung phải công khai thông tin cho phù hợp với Luật Tiếp cận thông tin như:
+ Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phươngán chuyển dịch cơ cấu kinh tế hằng năm của cấp xã.
+ Số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước, kếhoạch hoạt động tài chính của cấp xã trình HĐND cấp xã; dự toán ngân sách, kếhoạch hoạt động tài chính đã được HĐND cấp xã quyết định; số liệu và thuyếtminh tình hình thực hiện dự toán ngân sách cấp xã định kỳ theo quý, 06 tháng,hằng năm; quyết toán ngân sách nhà nước và kết quả thực hiện các hoạt động tàichính khác đã được HĐND cấp xã phê chuẩn; kết quả thực hiện các kiến nghị củaKiểm toán nhà nước (nếu có).
+ Kế hoạch quản lý, sử dụng quỹ đất do cấp xã quản lý; kế hoạchcho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của cấp xã
+ Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thuhồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xửlý khác đối với tài sản công do cấp xã quản lý; tình hình khai thác nguồnlực tài chính từ tài sản công của chính quyền địa phương cấp xã;
+ Thông tin về phạm vi, đối tượng, cách thứcbình xét, xác định đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian, thủ tục thực hiện phânphối các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thảm họa hoặc để hỗ trợ bệnh nhân mắcbệnh hiểm nghèo trên địa bàn cấp xã; việc quản lý, sử dụng các nguồn đóng góp,quyên góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài dành chocác đối tượng trên địa bàn cấp xã;
+ Số lượng, đối tượng, tiêu chuẩn gọi nhập ngũ; danh sách công dânđủ điều kiện nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danhsách công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụtham gia Công an nhân dân; danh sách tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũtrên địa bàn cấp xã.
8. Hình thức công khai thông tin
Pháp lệnh 34 quy định 3 hình thức công khai thông tin: Niêm yết công khai tại trụ sở HĐND, UBND cấp xã; Công khaitrên hệ thống truyền thanh của cấp xã; Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổtrưởng tổ dân phố để thông báo đến Nhân dân.
Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, kế thừa 03 hình thức công khai thôngtin như Pháp lệnh 34, bổ sung thêm 07 hình thức công khai thông tin như: Đăngtải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chínhquyền địa phương cấp xã; Gửi văn bản đến công dân; Thông qua hội nghị trao đổi, đốithoại giữa UBND cấp xã với Nhân dân; Thông qua việc tiếp công dân, TXCT,họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của UBND cấp xã theoquy định của pháp luật; Thông báo đến tổ chức chính trị, tổ chức CT-XH và các tổ chức, đoàn thểcùng cấp khác để tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên ởcơ sở; Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theoquy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tintại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố; Các hình thức khác theo quy định củapháp luật và quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
9. Thời điểm công khai thông tin
Theo Pháp lệnh 34 thì thời hạn mà chính quyền cấp xã phải côngkhai thông tin là chậm nhất là hai ngày, kể từ ngàyvăn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyếtđịnh của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với nhữngviệc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
Luật Thực hiện dân chủ cơ sở đã kéo dài thời điểm công khai thôngtin từ 02 ngày lên 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơquan có thẩm quyền về nội dung cần công khai.
Thời gian niêm yết công khai thông tin Pháp lệnh 34 và Luật Thựchiện dân chủ ở cơ sở đều quy định là ít nhất 30 ngày liên tục kể từ ngàyniêm yết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Luật còn quy định thời gian công khai trong một số trường hợp như:
+ Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; nhiệm vụ, quyền hạncủa cán bộ, công chức…Các thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc liênquan đến tổ chức, cá nhân do chính quyền địa phương cấp xã trực tiếp thực hiện phải được niêm yết thường xuyên tại trụ sở HĐND, UBND cấpxã và được cập nhật khi có sự thay đổi.
+ Việc Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã (nếu có)trong thời hạn ít nhất là 03 ngày liên tục.
10. Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định
Pháp lệnh 34 quy định 03 nội dung Nhân dân bàn và biểu quyết. LuậtThực hiện dân chủ ở cơ sở kế thừa 03 nội dung của Pháp lệnh 34 và bổ sung thêm03 nội dung Nhân dân bàn và quyết định liên quan đến các khoản đóng góp của Nhândân, các công việc nội bộ của cộng đồng dân cư, cụ thể 6 nội dung Nhân dân bànvà quyết định gồm:
+ Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấpxã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tàisản, công sức (mới).
+ Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộngđồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lýcác khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lýhoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác (mới).
+ Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
+ Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
+ Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, BanGiám sát đầu tư của cộng đồng.
+ Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không tráivới quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội(mới).
Để thực hiện các nội dung nhân dân bàn và quyết định, Luật còn bổsung quy định việc đề xuất nội dung Nhân dân bàn và quyết định, theo đó: Chủtịch UBND xã sau khi thống nhất với Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam cùng cấp quyếtđịnh nội dung, lựa chọn hình thức và chỉ đạo, hướng dẫn Trưởng thôn, Tổ trưởngtổ dân phố tổ chức để Nhân dân bàn và quyết định.
11. Hình thức Nhân dân bàn và quyết định
Pháp lệnh 34 quy định 02 hình thức Nhân dân bàn và quyết định, đólà: Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn,tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộgia đình.
Luật năm 2022, kế thừa 02 hình thức Nhân dân bàn và quyết địnhtrong Pháp lệnh 34, bổ sung thêm hình thức: Biểu quyết trực tuyến phùhợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhấtlựa chọn. Ngoài ra, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở còn bổ sung điềukhoản quy định về trình tự, thủ tục họp cộng đồng dân cư, phát phiếu lấyý kiến của hộ gia đình.
12. Quyết định của cộng đồng dân cư
Pháp lệnh 34 không quy định nội dung, hình thức ban hành củaquyết định cộng đồng dân cư. Luật năm 2022 đã quy định cụ thể nội dung, hìnhthức của quyết định cộng đồng dân cư.
+ Về Hình thức quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức nghị quyết, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, bản thỏa thuậncủa cộng đồng dân cư. Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể về hìnhthức văn bản thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn hình thức văn bảncủa cộng đồng dân cư phù hợp với nội dung quyết định và phong tục, tập quán,điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư sau khi thống nhất với Trưởng ban côngtác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố.
+ Về nội dung của quyết định của cộng đồng dân cưgồm: Thời gian cộng đồng dân cư bàn và quyết định; Tổng số hộ gia đình thuộccộng đồng dân cư; số người đại diện hộ gia đình có mặt; số hộ gia đình không cóngười đại diện tham dự; Nội dung cộng đồng dân cư bàn; Hình thức cộng đồng dâncư quyết định; Kết quả biểu quyết tại cuộc họp hoặc tổng hợp phiếu lấy ý kiến,kết quả biểu quyết trực tuyến của hộ gia đình; Nội dung quyết định của cộngđồng dân cư; Chữ ký của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tácMặt trận ở thôn, tổ dân phố và 02 đại diện của các hộ gia đình.
13. Hiệu lực của quyết định cộng đồng dân cư
Pháp lệnh 34 quy định đối với các nội dung cộng đồng dân cư biểuquyết thì có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trongthôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định có những nội dung cần trên50% và có những nội dung được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số đạidiện hộ gia đình trở lên, cụ thể:
+ Đối với nội dung: Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạtầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phốdo Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, côngsức. Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộngđồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lýcác khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lýhoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác, thì đượcthông qua khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lêntrong thôn, tổ dân phố tán thành.
+ Đối với các nội dung còn lại được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộgia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành.
14. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồngdân cư
Pháp lệnh 34 không có quy định về sửa đổi, bổ sung thay thế cácnội dung mà cộng đồng dân cư bàn và quyết định. Luật năm 2022 quyđịnh Quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thaythế hoặc bãi bỏ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội;
+ Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thông qua vănbản của cộng đồng dân cư theo quy định của Luật nàyvà quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thếhoặc bãi bỏ
15. Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quancó thẩm quyền quyết định
Pháp lệnh 34 quy định 5 nhóm vấn đề Nhân dân tham gia ý kiếntrước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở kếthừa 5 nhóm vấn đề của Pháp lệnh 34, bổ sung thêm 04 nội dung mới như:
+ Dự thảo quyết định hành chính của UBND cấp xã có liên quan đếnlợi ích cộng đồng, bao gồm quyết định ban hành hoặc phê duyệt chươngtrình, kế hoạch, dự án, đề án có nội dung tác động đến môi trường, sức khỏe củacộng đồng, trật tự, an toàn xã hội và những vấn đề khác có ảnh hưởng đến cộngđồng.
+ Dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, dự thảonhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạchchung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
+ Dự thảo quy chế về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; dự thảoquy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã,phường, thị trấn (nếu có).
+ Dự thảo quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấmdứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địa bàn cấpxã.
16. Hình thức để Nhân dân tham gia ý kiến
Pháp lệnh 34 quy định 03 hình thức để Nhân dân tham gia ý kiếnnhư: Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn,tổ dân phố. Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ giađình. Thông qua hòm thư góp ý.
Luật năm2022 bổ sung thêm các hình thức để Nhân dân tham gia ý kiến cho phù hợp với sựphát triển của công nghệ, đó là: Thông qua cổng thông tinđiện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã; Thôngqua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của phápluật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tạithôn, tổ dân phố
17. Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân tham gia ýkiến
Pháp lệnh 34 chỉ quy định việc UBND cấp xã xây dựng kế hoạch đểlấy ý kiến Nhân dân, không quy định rõ thời gian lấy ý kiến Nhân dân là baolâu. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định rõ thời gian lấy ý kiến Nhândân ít nhất là 20 ngày kể từ ngày công khai nội dung lấy ý kiến. Trường hợppháp luật có quy định cụ thể thời hạn lấy ý kiến Nhân dân thì thực hiện theoquy định đó.
18. Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dungở xã, phường, thị trấn
Pháp lệnh 34 không quy định trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham giaý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn. Luật năm 2022 đã quy định cụ thểnhư sau:
+ Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và mọi công dân cư trútrên địa bàn có trách nhiệm tích cực tham gia ý kiến về những nội dung liênquan trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư để làm cơ sở cho các cơ quancó thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, của đấtnước.
+ Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ giađình tham dự họp bàn, thảo luận, thể hiện ý kiến đối với các nội dung theo yêucầu của cấp có thẩm quyền.
+ Công dân theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếpthu ý kiến của Nhân dân trên địa bàn đối với những nội dung đã được đưa ra lấyý kiến và quá trình tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền đốivới các nội dung này.
19. Những nội dung Nhân dân kiểm tra, giám sát
Pháp lệnh 34 quy định Nhân dân giám sát các nội dung công khai; nộidung Nhân dân bàn và quyết định; những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến;những nội dung Nhân dân giám sát. Pháp lệnh không đề cập đến việc kiểm tra.
Luật năm 2022 đã bổ sung nội dung kiểm tra và quy định Công dân kiểm traviệc thực hiện các nội dung mà Nhân dân đã bàn và quyết định.
Còn công dân giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việcthực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, côngchức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
20. Hình thức kiểm tra, giám sát
Ngoài việc kế thừa quy định của Pháp lệnh 34 về Công dân thực hiện việckiểm tra, giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thông qua hoạtđộng của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giámsát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác ở địa phương được thànhlập theo quy định của pháp luật, thì Luật năm 2022 còn bổ sung Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thôngqua: Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt củacông dân ở cộng đồng dân cư; Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức cấp xã, …
21. Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xãvới Nhân dân
Đây là quy định mới của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Quy địnhnày phù hợp với Điều 125 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửađổi bổ sung 2019, cụ thể: Hằng năm, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với UBMTTQ ViệtNam cùng cấp tổ chức ít nhất một lần hội nghị trao đổi, đối thoại vớiNhân dân trên địa bàn về tình hình hoạt động của UBND và những vấn đềliên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địaphương.
Bên cạnh việc quy định trao đổi, đối thoại giữa UBND cấp xã với Nhândân, Luật năm 2022 còn bổ sung định kỳ mỗi năm một lần vào thời gian cuối năm,Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm triệu tập, chủ trì hộinghị của cộng đồng dân cư.
22. Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quancó thẩm quyền quyết định
Pháp lệnh 34 quy định 05 nội dung Nhân dân tham gia ý kiến. LuậtThực hiện dân chủ ở cơ sở ngoài việc kế thừa các nội dung của Pháp lệnh 34 cònbổ sung thêm một số nội dung Nhân dân tham gia ý kiến như:
+ Dự thảo quyết định hành chính của UBND cấp xã có liên quan đến lợiích cộng đồng, bao gồm quyết định ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kếhoạch, dự án, đề án có nội dung tác động đến môi trường, sức khỏe của cộngđồng, trật tự, an toàn xã hội và những vấn đề khác có ảnh hưởng đến cộng đồng.
+ Dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, dự thảonhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạchchung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
+ Dự thảo quy chế về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; dự thảoquy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã,phường, thị trấn (nếu có).
+ Dự thảo quyết địnhhành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làmchấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địabàn cấp xã.
23. Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến
Pháp lệnh 34 quy định 03 hình thức Nhân dân tham gia ý kiến. Luậtnăm 2022 quy định 08 hình thức, trong đó một số hình thức mới như:
+ Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tửcủa chính quyền địa phương cấp xã;
+ Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theoquy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tintại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố.
24. Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nộidung ở xã, phường, thị trấn
Pháp lệnh 34 không có điều khoản quy định trách nhiệm của Nhân dân trongviệc tham gia ý kiến. Luật Thực hiện dân chủ cơ sở quy định rõ trách nhiệm củacán bộ, công chức, đảng viên trong việc tham gia ý kiến như:
+ Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và mọi công dân cư trútrên địa bàn có trách nhiệm tích cực tham gia ý kiến về những nội dung liênquan trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư để làm cơ sở cho các cơ quancó thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, của đấtnước.
+ Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ giađình tham dự họp bàn, thảo luận, thể hiện ý kiến đối với các nội dung theo yêucầu của cấp có thẩm quyền.
+ Công dân theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếpthu ý kiến của Nhân dân trên địa bàn đối với những nội dung đã được đưa ra lấyý kiến và quá trình tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền đốivới các nội dung này.
25. Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng
Pháp lệnh 34 không quy định về hoạt động của Ban Thanh tra nhândân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng mà Ban Thanh tra nhân dân được quy địnhtrong Luật Thanh tra, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng được quy định tại Luật Đầutư công.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã bổ sung quy định về hoạt độngcủa Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, theo đó:
+ Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được UBMTTQ Việt Nam cấp xãquyết định thành lập theo từng chương trình, dự án đầu tư công, dự án đầu tưtheo phương thức đối tác công tư (PPP) triểnkhai trên địa bàn cấp xã, chương trình, dự án đầu tư bằng vốn và côngsức của cộng đồng dân cư hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cánhân cho cấp xã
+ Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấndo UBMTTQ Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.
26. Thực hiện dân chủ tại cơ quan đơn vị
Hiện nay, việc thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị quy định tạiNghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động củacơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Luật năm 2022 đã nâng các quy định thực hiện dân chủ tại cơ quan,đơn vị ở Nghị định thành quy định trong Luật. Bên cạnh việc kế thừa các quyđịnh của Nghị định 04/2015/NĐ-CP, Luật năm 2022 đã bổ sung Những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai như:
+ Tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công; tìnhhình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển,chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối vớitài sản công; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được giaoquản lý, sử dụng;
+ Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công; nguyêntắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trunghạn và hằng năm; kế hoạch, chương trình đầu tư công của cơ quan, đơn vị, vốn bốtrí theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm gồm danh mục dự án vàmức vốn đầu tư công cho từng dự án; tình hình huy động các nguồn lực và nguồnvốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công; tình hình và kết quả thực hiệnkế hoạch, chương trình, dự án; tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án; kếtquả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án; quyết toán vốn đầu tư công.
- Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 còn bổ sung quy định những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn vàquyết định như:
+ Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan,đơn vị.
+ Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã đượcpháp luật quy định.
+ Nội dung nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, ngườilao động.
+ Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị khôngtrái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Luật Thực hiện dân chủ cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ củaNhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đượcthông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảoluận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theoquy định của Hiến pháp và pháp luật.
Bài: N.T.H