Nuôi bò hướng thịt là một trong những đối tượng vật nuôi ưu thế do là ngành nghề mang tính truyền thống của tỉnh Long An; số lượng tổng đàn bò thịt của tỉnh năm 2016 là 85.922 con; trong đó, đàn bò được nuôi tập trung tại 2 huyện Đức Hòa và Đức Huệ chiếm 56% tổng đàn bò toàn tỉnh. Chăn nuôi bò là đối tượng sảnxuất phù hợp rộng với đặc điểm sinh thái của vùng; trong những năm gần đây chăn nuôi bò hướng thịt rất được nông dân và các nhà đầu tư quan tâm do hiệu quảkinh tế chăn nuôi bò thịt đạt độ ổn định cao và nhu cầu của thị trường tiêu thụ thịt bò còn rất nhiều tiềm năng.
Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày04/3/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Long An đã xây dựng kế hoạch “Xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt tập trung ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn 2 huyện Đức Hòa, Đức Huệ tỉnh Long An giai đoạn 2017-2020”.
Mục tiêu trước mắt của kế hoạch là tập trung các nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các nguồn hợp tác theo hướng xã hội hóa để xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt tập trung tại 2 huyện Đức Hòa, Đức Huệ có bước đột phá về gia tăng quy mô đàn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bò thịt và hiệu quả kinh tế - xã hội. Về mục tiêu lâu dài là hình thành và phát triển vùng chăn nuôi bò thịt tập trung theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao tại 2 huyện Đức Hòa, Đức Huệ.
Nội dung của kế hoạch thực hiện trước tiên là xây dựng các mô hình điểm ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp, cụ thể như sau:
Thứ nhất,trong lĩnh vực giống, thựchiện bình tuyển đàn bò cái nền nuôi sinh sản và áp dụng công nghệ gieo tinh nhân tạo các chủng loại giống bò thịt cao sản thích hợp đặc điểm sinh thái và điều kiện đầu tư để tạo đàn bò lai nuôi thịt và đàn bò cái sinh sản hướng thịt cải thiện tầm vóc, sức sinh trưởng và giá trị quày thịt như Brahman, Red Angus,BBB, Charolais... Hỗ trợ tăng cơ học đàn bò cái sinh sản có chất lượngcao (bò lai Sind và bò lai các giống bò thịt cao sản) được chọn mua từ các địa phương ngoài huyện để tăng quy mô đàn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng đàn.
Thứ hai, trong lĩnh vực dinh dưỡng - thức ăn - nước uống, tổ chức gieo trồng thâm canh các giống cỏ trồng có năng suất và chất lượng cao như cỏ VA-06, cỏ Voi Đài Loan... và thực hiện cơ giới xử lý cắt đoạn, băm giập. Phối trộn thức ăn tinh bằng nguồn thực liệu tại chỗ và công nghệ phối trộn thức ăn hỗn hợp tinh -thô hoàn chỉnh TMR. Sử dụng các loại chế phẩm sinh học bổ sung các loại vi sinh hữu ích, viatmin và khoáng vi lượng thiết yếu. Ứng dụng trang thiết bị chuyên dùng bán tự động và tự động trong việc cung cấp thức ăn và nước uống cho bò.
Thứ ba, trong lĩnh vực thú y,áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng lịch trình sử dụng vắc-xin và các loại thuốc thú y phòng bệnh phù hợp với đặc điểm dịch tể học của địa phương, thực hiện quy trình vệ sinh và định kỳ xử lý sát trùng chuồng trại và vật dụng chăn nuôi.
Thứ tư, trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, nâng cấp và điều chỉnh kết cấu, quy cách chuồng trại thích hợpvới quy trình chăn nuôi bò thịt theo hướng công nghiệp. Sử dụng vật liệu và trang thiết bị chuyên dùng theo hướng cải thiện tiểu môi trường chăn nuôi thích hợp cho sự sinh trưởng, sinh sản của bò thịt như hệ thống phun sương làm mát, quạt thông gió, sử dụng vật liệu xây dựng chống nóng,… xử lý chất thải bằng cách xây dựng công trình khí sinh học, đệm lót sinh học, chế phẩm sinh học xử lý chất thải, chế biến phân hữu cơ vi sinh, ...
Ngoài ra, kế hoạch cũng thực hiện công tác tổ chức lại quản lý sản xuất bằng cách vận động hộ chăn nuôi liên kết sản xuất thành tổ hợp tác/hợp tác xã để tổ chức sản xuất theo chuỗi và ứng dụng nhân rộng từ mô hình điểm theo phương thức chuyển giao, phổ biến đếncác hộ chăn nuôi trong tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ chức các hình thức tập huấn, tham quan, hội thảo, phát hành tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ một phần chi phí áp dụng các giải pháp công nghệ cơ bản về giống, thức ăn, trang thiết bị và xử lý ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, kế hoạch cũng sẽ hỗ trợ chứng nhận VietGAHP cho tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp chăn nuôi bò thịt nhằm xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm thịt bò sản xuất từ vùng chăn nuôi bò thịt thuộc 2 huyện Đức Hòa, Đức Huệ đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng điều kiện truy xuất nguồn gốc và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận sản phẩm thịt bò an toàn theo chuỗi./.
Phòng chăn nuôi
Trung tâm Khuyến nông