Thứ Hai,30/12/2024 23:34   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 3
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 3

Nghiên cứu – Trao đổi

Bán lẻ thua trên sân nhà: Hãy tự trách mình! 23/05/2016

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang là điểm dừng chân của các đại gia ngoại. Nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam chỉ chăm chăm xuất khẩu mà quên đi thị trường nội địa. Khâu sản xuất và phân phối hàng hóa chưa kết nối với nhau tạo ra tình trạng mạnh ai nấy làm khiến cho giá hàng hóa đến tay người tiêu dùng bị đội lên gấp nhiều lần.

Đây là thực trạng được nhiều đại biểu chỉ ra tại hội thảo “Thị trường bán lẻ Việt Nam, cơ hội và thách thức” do Bộ Công Thương tổ chức ở Hà Nội ngày 18-5.

Mở đầu bài phát biểu của mình, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, chia sẻ người dân bán một chục quả trứng gà với giá 25.000 đồng nhưng khi vào siêu thị, giá trứng đến tay người tiêu dùng lại lên đến gần 50.000 đồng.

Chưa dừng lại ở đó, nhiều siêu thị nội mang tiếng tham gia chương trình bán hàng bình ổn giá theo chỉ đạo của Nhà nước nhưng giá bán vẫn cao hơn ở ngoài. Chẳng hạn một chai dầu ăn ở điểm bình ổn giá cao hơn 5.000 đồng so với cửa hàng bán lẻ thông thường và siêu thị ngoại.

“Mỗi lần tham gia chương trình bình ổn giá, DN được ưu đãi từ Nhà nước lên đến hàng trăm tỉ đồng, tại sao họ vẫn bán giá cao hơn ở ngoài? Theo tôi nên bỏ chương trình này đi vì không đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và làm méo mó thị trường” - ông Phú nêu quan điểm.

Dẫn câu chuyện mới đây một siêu thị ngoại đã nâng chiết khấu hoa hồng để ép hàng Việt, ông Phú thẳng thắn nói: “Chúng ta đừng vội trách siêu thị ngoại. Thực tế một số siêu thị nội cũng áp dụng chính sách đó, thậm chí còn dùng nhiều chiêu trò khác như phí kệ hàng, phí sinh nhật để ép nhà cung cấp. Sản xuất chết, người tiêu dùng bị móc túi, nhiều siêu thị ngồi máy lạnh chờ DN mang hàng đến. Chúng ta tự hại chúng ta, phân phối yếu thì sản xuất chết. Sức ép do chính chúng ta tạo ra chiếm 70%, còn các đối thủ ngoại chỉ 30% thôi”.

(Nguồn:Pháp luật TPHCM 19/5/2016)





Các tin khác: