Thứ Tư,24/04/2024 19:14   Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An !.

Tìm kiếm

Số lượt truy cập

Người dùng Online

Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 2
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 2

Tin trong tỉnh

Công ty cổ phần Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười. 21/05/2023

Tại xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, Công tyCổ phần Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười đang quản lý,bảo tồn nhiều cây dược liệu quý hiếm. Hiện, khu bảo tồn có hơn 1.000ha rừngtràm nguyên sinh, trong đó cây tràm gió là cái “hồn” của khu rừng này - một vịthuốc tuyệt vời trong việc gìn giữ sức khỏe con người. Ngoài ra, còn có một sốgiống tràm được đem về từ nước ngoài như tràm trà, bạch đàn chanh,... Nơi đâyđang bảo tồn hơn 90 loại gen quý hiếm: Kim tiền thảo, ngải cứu, mù u, hà thủô, lạc tiên..., trong đó có 20 loài dược liệu được trồng thường xuyênvới quy mô gần 100ha, đạt tiêu chuẩn GACP. Tại khu bảo tồn, công ty xây dựngnhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với tên gọi Mộc Hoa Tràm.

Trong những năm qua, Công ty cổ phần Nghiên cứu Bảo tồn vàPhát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nước,cụ thể như:

- Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm giống,nguyên liệu và một số sản phẩm từ Tràm gió (Melaleucacajuputi ) và Tràm trà (M.Alternifilia ) tại Long An và các tỉnh lân cận, (mã số DAĐL.CN-03/22) – quyết định số 2836/QĐ-BKHCN ngày09/11/2021.

-Bảo tồn nguồn gene và các loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu Đồng Tháp Mười – quyếtđịnh số 6465/QĐ-UBND ngày 08/07/2021.

-Nghiên cứu sản xuất dung dịch nước rửa tay với nguyên liệu tinh dầu Tràm MộcHóa Long An – quyết định số 149/QĐ-SKHCN ngày 13/08/2020, đề tài nghiên cứu cấpCơ Sở tỉnh Long An.

-Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chiết xuất dầu Mù u và sản xuất thử nghiệm sảnphẩm làm lành vết thương của cây Mù u (Calophyllum in phyllum ) khu vực ĐồngTháp Mười – quyết định số 118/QĐ-SKHCN ngày 03/08/2021, đề tài nghiên cứu Cấp tỉnhLong An.

- Nghiên cứu tính ổnđịnh của các loài cây di thực, tạo ra quy trình nhân giống nhằm phát triển cácloại có hiệu quả kinh tế cao với quy mô công nghiệp. Ứng dụng các kết quảnghiên cứu tác dụng sinh học của các loại dược liệu được bảo tồn vào quy trìnhsàn xuất nguyên liệu dược.

-Bảo tồn nguồn gen, hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười tại huyện Mộc Hóa, tỉnhLong An với các loài thực vật đặc hữu như: sen súng, dành dành, bòng bong, cỏbàng, hoàng đầu ấn…… 

- Phát triển,khai thác bền vững nguồn gen dươc liệu vùng Đồng Tháp Mười và cây  Tràm gió tại Đồng Tháp Mười đã đượcbảo tồn trong nhiều năm, để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệpdược./.

Bài và ảnh: N.T.H




Các tin khác: